Giấy màng Metalize là gì? Ưu nhược điểm và các ứng dụng

Giấy màng Metalize là gì? Ưu nhược điểm và các ứng dụng

Ghép màng Metalize là một công đoạn cần thiết đối với những đơn vị muốn tăng khả năng thẩm mỹ và bền bỉ của bao bì sản phẩm. Giấy Metalize chính là loại giấy được ghép màng qua quá trình Metalized hóa trong chân không.

1. Giấy màng Metalize là gì?

Khái niệm

Giấy Metalize là một loại vật liệu (giấy hoặc màng) được phủ một lớp kim loại (thường là nhôm) và một lớp vanish bóng hoặc mờ để trang hoặc tăng tính chất cản cho giấy Metalize.

Giấy màng Metalize
Giấy màng Metalize

Công nghệ sản xuất

Cũng như in các chất liệu giấy thông dụng như Ford, Bristol, Ivory, Couche thì giấy màng Metalize cũng được sản xuất theo quy trình khép kín, người ta gọi đó là công nghệ sản xuất giấy màng Metalize.

Trên thị trường hiện nay, giấy màng Metalize được tạo ra từ 2 công nghệ sau:

  • Cán màng nhôm: sử dụng màng nhôm có độ dày từ 9-12 micro cán lên một mặt của giấy. Phương pháp này hạn chế bởi nó tốn một lượng nhôm khá lớn, gây lãng phí nguyên liệu
  • Cán màng Metalize chân không: loại màng này được tạo ra bằng công đoạn nấu chảy nhôm trong môi trường chân không, ở nhiệt độ 1500 độ C, nhôm sẽ được bốc hơi trong chân không và bám vào mặt của tờ giấy. Lớp nhôm này có định lượng khoảng từ nhỏ hơn 0.1g/m2, giúp tiết kiệm nhiên liệu khoảng 300 lần.

2. Ghép màng Metalize làm gì?

Giấy sau khi được ghép màng Metalize sẽ mang lại những ưu điểm vượt trội mà các loại giấy thông thường không thể làm được:

  • Giúp chống ẩm, chống thấm nước, không thấm khí
  • Cho màu sắc sinh động, lấp lánh
  • Có khả năng giữ màu tốt theo thời gian
  • Giúp bảo vệ bao bì khỏi những tác nhân từ bên ngoài như lực ép, ánh sáng, nhiệt độ
  • Màng nhôm được thiết kế qua quy trình sấy đạt chuẩn chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
  • Sử dụng giấy ghép màng Metalize cho bao bì sản phẩm sẽ làm tăng giá trị của sản phẩm nhờ hiệu ứng phản quang kim loại.

Với những đặc điểm này, giấy Metalize được ứng dụng làm bao bì, vỏ hộp của những sản phẩm cao cấp, chất lượng bởi hiệu ứng mà loại giấy này tạo nên rất đẹp, làm tăng giá trị của sản phẩm. Giấy Metalize thường được ứng dụng làm bao bì của mỹ phẩm, thuốc, túi đựng quần áo, bao bì thực phẩm, hộp kem đánh răng, hộp đựng rượu, giấy gói quà,…

Hộp giấy Metalize
Hộp giấy Metalize

3. Phân loại màng Metalize

Để khách hàng dễ dàng lựa chọn, Màng Metalize bao gồm những loại như sau:

  • MCPP: CPP Metalized – màng CPP được mạ Ion kim loại trắng mờ (Aluminum).
  • MOPP: OPP Metalized – màng OPP được mạ Ion kim loại hơi sáng (Si).
  • MBON: Nylon Metalized – màng PA được mạ Ion kim loại trắng hơi sáng (Si).
  • MPET: Polyester Metalized – màng PET được mạ Ion kim loại trắng sáng bóng (Si).

4. Quá trình ghép màng Metalize

Phương pháp sản xuất

Gián tiếp (4 bước)

  • Bước 1: Phủ một lớp kim loại lên cuộn nhựa bằng phương pháp metallized hóa trong chân không. Ta được một cuộn màng metallized.
  • Bước 2: Sau đó, ghép cuộn màng metallized trên với giấy bằng keo.
  • Bước 3: Chờ cho keo khô và ổn định.
  • Bước 4: Tách lớp nhựa ra khỏi cuộn giấy, chỉ còn lại lớp kim loại trên bề mặt giấy.

Trực tiếp

Quá trình metallized hóa được thực hiện trực tiếp lên bề mặt giấy, nó chia làm 2 bước:

  • Bước 1: Cuộn giấy được phủ varnish trước khi metallized hóa.
  • Bước 2: Sau đó, cuộn giấy được metallized hóa trong môi trường chân không.

Ưu, nhược điểm và phạm vi ứng dụng của 2 phương pháp trên:

  • Chi phí thấp nên có khả năng cạnh tranh cao trong thị trường tem nhãn và bao bì thuốc lá.
  • Quá trình sản xuất đơn giản hơn.
  • Hiện nay, giấy metallized hóa trực tiếp có độ bóng được nâng cao gần bằng với metallized hóa bằng phương pháp gián tiếp.
  • Thường sử dụng để làm các sản phẩm bao bì, nhãn hàng,…thông thường.
  • Độ bóng cao
  • Có thể metallized hóa trên hầu hết các bề mặt vật liệu.
  • Đặc biệt phù hợp cho việc trang trí.
  • Quá trình xử lý phức tạp và tốn kém hơn.
  • Do sử dụng keo để ghép màng nên phải chờ khoảng 24h để keo khô và ổn định.
  • Sử dụng cho các sản phẩm cao cấp, có tính chất hoặc hình dạng đặc biệt.
  • Do phương pháp metallized hóa trực tiếp được sử dụng phổ biến, nên trong đề tài này chúng ta sẽ đi sâu tìm hiểu về phương pháp này. Còn phương pháp metallized hóa gián tiếp thường sử dụng cho các sản phẩm chất lượng cao hoặc có hình dạng, tính chất đặc biệt nên ít phổ biến hơn.
Quá trình Metalize hóa rất phức tạp
Quá trình Metalize hóa rất phức tạp

Quá trình metallized hóa trực tiếp

  • Quá trình metallized hóa trực tiếp diễn ra trong 3 công đoạn độc lập:
  • Varnishing: phủ lớp varnish mỏng lên trên bề mặt vật liệu đã tráng phủ trước khi metallized hóa. Metallized hóa: giấy phủ varnish ở bước trên được đưa vào “ống metallized hóa” (metallization chamber) để phủ 1 lớp nhôm lên đó. “Ống metallized hóa” là một ống lớn nhằm tạo môi trường chân không để tiến hành quá trình metallized hóa.
  • Phủ Lacquer: cuối cùng là phủ 1 lớp lacquer mỏng trong suốt hoặc có màu lên giấy.

Quá trình tráng phủ Vecni (Varnishing)

Varnishing là quá trình xử lý đầu tiên lên bề mặt chất nền trước khi đưa vào ống metallized hóa. Varnishing được thực hiện nhằm làm cho bề mặt chất nền bằng phẳng và tăng độ bám dính giữa chất nền và màng metallized.

Quá trình Vanishing

Varnish được phủ lên giấy bằng máy phủ varnish tương tự như máy in ống đồng. Giấy sau khi phủ varnish phải được đưa qua đơn vị sấy để làm khô dung môi của vanish, độ ẩm sau khi sấy phải từ 2-3%. Tiếp theo, nó sẽ được đưa qua các lô làm lạnh để giấy không bị dính vào nhau khi thu cuộn.

Lượng varnish phụ thuộc vào mục đích sử dụng cuối cùng của giấy metallized. Kiểm soát quá trình phủ varnish

Để kiểm soát liên tục khả năng tráng phủ chính xác lên giấy:

  • Kiểm tra liên tục các yếu tố sau đây để quá trình tráng phủ đạt chất lượng mong muốn.
  • Kiểm soát độ nhớt của varnish.
  • Kiểm soát độ ẩm, lượng varnish phủ lên giấy.
  • Dùng các tờ kiểm tra chất lượng để phát hiện kịp thời các sai sót có thể xảy ra.

Các loại varnish

Có 3 loại thường dùng: acrylic, acrylic-styrene and nitrocellulose. Mỗi loại varnish được chọn theo yêu cầu của sản phẩm cuối cùng:

  • Loại varnish (bóng/mờ, mức độ bền sáng,…)
  • Yêu cầu về cơ học là sản phẩm phải bền (linh hoạt, chống ẩm,…)
  • Kết dính lớp nhôm và lớp lacquer với nhau.

Giấy Metalize là loại giấy đem lại hiệu quả cả về mặt hình thức lẫn khả năng bảo vệ cho bao bì sản phẩm. Vì vậy mà loại giấy này ngày càng được các doanh nghiệp ưa chuộng dùng để sản xuất bao bì.

Mời bạn tìm hiểu thêm:

Cập nhật lần cuối: 07/09/2021

5/5 - (1 bình chọn)