Làm thế nào để in trên vải, quy trình in trên vải như thế nào? - SNP
Danh mục: Chia sẻ

Làm thế nào để in trên vải, quy trình in trên vải diễn ra thế nào?

So với in trên chất liệu giấy, in trên vải cần những phương pháp in ấn chất lượng hơn để đảm bảo độ bền của bản in. Những phương pháp in trên vải phổ biến hiện nay gồm có in lụa, in chuyển nhiệt và in kỹ thuật số.

In lụa, in chuyển nhiệt, in kỹ thuật số là 3 phương pháp in vải phổ biến nhất trong làng in ấn hiện nay. Với những ưu điểm nổi bật vốn có, 3 phương pháp in vải sẽ cho bạn những thành phẩm in chất lượng cùng giá thành hợp lý nhất.

Làm thế nào để in được trên vải, quy trình in trên vải diễn ra như thế nào mà khiến những mẫu in hoa văn, hình ảnh đó lại tinh xảo và đẹp mắt đến vậy?

In lụa (in lưới)

Đây là phương pháp in trên vải truyền thống, có “tuổi đời” lâu nhất trong 3 phương pháp này. Để họa tiết cần in có độ tinh xảo cao hơn, lưới được thường dùng là loại vải lụa nên có thể gọi là in lưới hoặc in lụa. Cách in lụa khá đơn giản, lưới thường dùng là loại vải lụa, mực in lụa thấm đều trên bề mặt vải tạo ra những đường nét hoa văn mượt mà và đẹp mắt.

Phương pháp in lụa

In lụa thủ công ngày nay được thay thế bằng các máy in lưới hiện đại nhằm nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Ngày nay, trong công nghiệp thường sử dụng hai dạng máy in lụa phổ biến: máy in lưới phẳng (Flat screen printing machine) và máy in lưới trục (Rotary screen printing machine).

Ưu điểm của phương pháp in lụa:

  • Chi phí thấp
  • Có khả năng in với số lượng nhiều
  • Có thể chủ động về màu sắc (mực) cần in
  • Linh hoạt thay đổi mẫu mã

Nhược điểm của phương pháp in lụa:

  • Thời gian gia công chậm
  • Sản phẩm in không đều màu
  • Chất lượng sản phẩm in chấp nhận được, độ nét không cao

Bên cạnh in hình ảnh, họa tiết trên vải thì các doanh nghiệp may mặc cũng cần in tem vải (in thương hiệu, size, hướng dẫn cách sử dụng…). Tem vải đóng vai trò quan trọng để giúp khách hàng nhận diện thương hiệu được tốt hơn, giúp khách hàng chọn lựa sản phẩm có kích cỡ phù hợp… Hiện có nhiều chất liệu được sửa dụng để in tem vải như: ruban satin, cotton, polyester …

In chuyển nhiệt

Phương pháp in chuyển nhiệt là một phương pháp in khá phổ biến, được ứng dụng rộng rãi trong ngành in như: ép áo, ép gạch men, ép nhũ vi tính, ép keo, ép cườm đá.

In chuyển nhiệt trên vải được dùng trong các ngành in thủ công như in lụa, in nhiệt hay kết cườm áo, ép nhũ lên giấy vải, da, nhựa,… Mực nhiệt sẽ thấm trực tiếp vào từng sợi vải nên độ bền màu cao, màu sắc trung thực, hình ảnh rõ nét.

Ưu điểm của phương pháp in chuyển nhiệt:

  • In các tấm hình, hoa văn, hoạ tiết có màu sắc phức tạp lên vải, sản phẩm một cách dễ dàng như in trên giấy in ảnh.
  • Ủi trực tiếp lên vải, không bị phai màu khi giặt (ngay cả khi giặt với thuốc tẩy)
  • Vốn đầu tư nhỏ
  • Ứng dụng dễ dàng, không đòi hỏi trình độ
  • Tiết kiệm chi phí và thời gian cho quá trình in ấn

Nhược điểm của phương pháp in chuyển nhiệt

  • Chỉ in đẹp trên các màu vải sáng (trắng, hồng phấn, xanh da trời…)
  • Đôi khi hình ảnh bị hỏng khi kéo giãn áo quá mức
  • Yêu cầu in bằng file gốc
  • Khó căn chỉnh màu sắc
  • Chỉ phù hợp sản xuất với số lượng ít
  • Giá thành sản phẩm cao
Sản phẩm của in chuyển nhiệt

In kỹ thuật số

In kỹ thuật số là phương pháp mới ra đời gần đây và là phương pháp áp dụng công nghệ tiên tiến nhất, cho ra sản phẩm chất lượng nhất. Với nhiều ưu điểm, phương pháp này đang được sử dụng phổ biến để in hàng thời trang tại Việt Nam.

Theo công nghệ này, máy in trực tiếp lên quần áo, không phải qua các giai đoạn trung gian nào. Máy có thể in cùng một lúc với tốc độ nhanh, chất lượng tốt, màu sắc đẹp (có thể lên đến 630 điểm ảnh), không phải qua công đoạn làm khuôn. Các máy in loại này thường phải sử dụng hệ thống mực in độc quyền của chính hãng.

Phương pháp in kỹ thuật số

Ưu điểm của phương pháp in kỹ thuật số:

  • Tốc độ in nhanh
  • Màu sắc đẹp, hình ảnh trung thực
  • Chất lượng sản phẩm in tốt
  • In được trên nhiều loại vải, màu sắc khác nhau
  • Không mất nhiều công đoạn in trung gian
  • Mực in thân thiện với sức khỏe con người và môi trường

Nhược điểm của phương pháp in kỹ thuật số:

  • Chi phí đầu tư tương đối lớn
  • Phải dùng mực chuyên dụng
  • Giá thành sản phẩm cao
  • In được với số lượng ít (25 – 40 áo/giờ)
  • Yêu cầu in bằng file gốc (độ nét cao)

Cả ba phương pháp trên đều được các cơ sở in ấn áp dụng phổ biến. Tùy vào chất lượng và số lượng in cũng như thời gian mong muốn mà các cơ sở sản xuất áo lựa chọn phương pháp in trên vải khác nhau. Lưu ý: Để tiết kiệm chi phí,đảm bảo chất lượng in tốt nhất, khách nên tìm hiểu kỹ để lựa chọn Công ty in ấn uy tín.

Hiện Sơn Nguyên là một trong những Công ty in ấn lớn nhất miền Bắc với xưởng in quy mô lớn, đội ngũ nhân lực giàu kinh nghiệm, sẵn sàng đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Nếu có bất cứ thông tin gì cần được tư vấn, hỗ trợ, khách hàng vui lòng liên hệ về:

Công ty cổ phần in Sơn Nguyên

  • Địa chỉ: Đội 8 Vĩnh Trung, Đại Áng, Thanh Trì, Hà Nội
  • Chi nhánh: Số 58, tổ 7, khu ga, Thị trấn Văn Điển, Huyện Thanh Trì, Thành phố Hà Nội
  • Hotline: 0979 262 230
  • Email: congtyinsonnguyen@gmail.com

Tham khảo thêm về Sơn Nguyên tại:

Facebook: facebook.com/inansonnguyen

Pinteres: pinterest.com/insonnguyenhanoi

Youtube: youtube.com/channel/UCQXZ6YJFGZ0f4MtM5-qQ_FA

5/5 - (1 bình chọn)
Chia sẻ
Đăng bởi
Nguyên Sơn