Tìm hiểu 3 bước cơ bản trong quy trình in lưới (in lụa)

Tìm hiểu 3 bước cơ bản trong quy trình in lưới (in lụa)

Tìm hiểu 3 bước cơ bản trong quy trình in lưới (in lụa)

Nhiều người than phiền gặp khó khăn trong quá trình in lưới như thủ thuật in khó, tay gạt dao quá dẻo. Nguyên nhân là bởi họ đã bỏ qua những nguyên tắc vật lý cơ bản, dưới đây là 3 bước cơ bản trong in lưới bạn cần tìm hiểu thật kỹ.

In lưới (in lụa) là gì?

In lưới là một dạng kỹ thuật in dựa trên nguyên lý mực thấm qua hình ảnh sẽ được in lên bề mặt vật liệu bởi trước đó một số mắt lưới đã được bịt kín bằng hóa chất.

Trong quá trình thực hiện kỹ thuật in lưới người ta sử dụng một khung gỗ sau đó căng một tấm lụa mỏng như khung thêu. Nên trước phương pháp này còn được gọi là in lụa, sau này đã có một số vật liệu khác có thể thay thế như vải bông, vải sợi, lưới kim loại nên cách gọi chung là kỹ thuật in lưới.

Ứng dụng của kỹ thuật in lưới này rất phổ biến trong cuộc sống như: in cốc chén, in bút, in lịch tết, in áo phông,… và còn có thể dùng những loại mực in khác nhau hoặc những nguyên liệu đặc biệt để tạo ra những hiệu ứng khác nhau như in chuyển hay tạo chữ nổi,

Ưu điểm của công nghệ in lưới:

  • Có giá thành rẻ nhất so với các phương pháp in khác
  • Chất lượng in có độ bóng cao, trông rất đẹp mắt
  • Bền màu theo thời gian, hạn chế khả năng bị phai màu trong quá trình sử dụng.

Công nghệ in lưới có từ bao giờ?

Kỹ thuật này được Châu Âu sử dụng vào năm 1925 với việc in trên giấy, bìa, thuỷ tinh, tấm kim loại, vải giả da.. nhưng, hơn 1000 năm trước “người ta phát minh ra rằng sợi tơ khi kéo căng trên một khung gỗ, với hình ảnh khuôn tô gắn phía dưới khung bằng keo hồ có thể dùng để sao chép các hình ảnh nhiều lần trên nhiều vật liệu khác nhau bằng cách phết mực xuyên qua các lỗ tròn khuôn tụ”.

Những công trình nghiên cứu sử dụng vải tơ làm lưới in sau đó được tiến hành tại Pháp và Đức trong khoảng thập niên 1870. Sau đó tại Anh, vào năm 1907, Samuel Simon đã sáng chế ra quá trình làm lưới bằng các sợi tơ. Năm 1914, tại San Francisco, phương pháp in lưới nhiều màu được John Pilsworth phát triển.

Phân loại theo phương pháp in lưới (in lụa)

Theo vi.wikipedia.org in lụa gồm các loại sau:

Theo cách thức sử dụng khuôn in, có thể gọi tên in lụa theo các kiểu sau:

  • In lụa trên bàn in thủ công
  • In lụa trên bàn in có cơ khí hóa một số thao tác
  • In lụa trên máy in tự động

Theo hình dạng khuôn in, có thể phân làm hai loại:

  • In dùng khuôn lưới phẳng
  • In dùng khuôn lưới tròn kiểu thùng quay

Theo phương pháp in, có tên gọi:

  • In trực tiếp: là kiểu in trên sản phẩm có màu nền trắng hoặc màu nhạt, màu nền không ảnh hưởng đến màu in
  • In phá gắn: là kiểu in trên sản phẩm có nền màu, mực in phải phá được màu của nền và gắn được màu cần in lên sản phẩm, và
  • In dự phòng: là in trên sản phẩm có màu nhưng không thể dùng kiểu in phá gắn được
Hình ảnh in lưới (in lụa) thực tế
Hình ảnh in lưới (in lụa) thực tế

Tìm hiểu ba bước cơ bản trong in lưới (in lụa)

Cần chuẩn bị gì trước khi in lưới

Để thực hiện in lưới, bạn cần chuẩn bị một số nguyên vật liệu, dụng cụ in lụa sau đây:

  • Khung in lưới
  • Bàn in lưới
  • Mực in lưới
  • Dao gạt
  • Hóa chất in lưới
  • Keo in lưới

Khuôn in lưới đóng vai trò rất quan trọng trong kỹ thuật in lưới, dưới đây là các bước cơ bản để làm khuôn in:

  • Xác định kích thước khuôn in: Khuôn in lưới hiện nay chủ yếu là hình chữ nhật, kích thước khung tùy thuộc vào kích thước hình cần in trên sản phẩm. Chiều dài khuôn là chiều dài hình in cộng thêm 10-15cm khoản cách 2 đầu hình in so với phần lưới bên trong. Chiều rộng của khuôn in phải lớn hơn chiều rộng của hình in từ 5-6cm, tính từ mép khuôn tới mép ngoài hình in.
  • Chọn tiết diện khuôn in: Chiều rộng của tiết diện thành khuôn bằng hoặc cao hơn chiều cao của chúng, bởi vì nếu chiều rộng tiết diện khuôn quá nhỏ thì khi căng khuôn lưới, thành khuôn sẽ bị cong và chiều cao thành khuôn quá lớn sẽ gây khó khăn gạt mực in.
  • Làm khuôn in lưới bằng gỗ: Các bạn có thể sử dụng thanh gỗ tiết diện 7,5x5cm hoặc 5x4cm hoặc 4x3cm hoặc 2,5×2,5cm, lựa chọn kích thước thanh gỗ phụ thuộc vào kích thước khung in lớn hay nhỏ. Thanh gỗ làm khuôn phải được làm nhẵn bề mặt, gỗ làm khuôn phải có độ dài bằng nhau. Sử dụng phương pháp ghép mộng khi làm khuôn gỗ sẽ chắc chắn hơn, khi bắng đinh thì lưu ý bắng chéo vào nhau, từ thành gỗ ngoài xuyên qua mộng rồi đến thanh gỗ dưới. Sau đó làm nhẵn mặt khuôn và căn lưới lên phía trên.
  • Làm khuôn lưới bằng nhôm: Cắt các thanh nhôm thành 4 đoạn, sau đó dùng máy hàng các góc lại với nhau, sau khi hàn chết gốc xong thì dùng máy mài nhẵn bề mặt khuôn. Sau đó tiến hành căng lụa trên khuôn in.

3 bước cơ bản trong in lưới (in lụa)

Bước 1: Chuẩn bị mực sẵn sàng để in

Đây là bước khởi đầu rất quan trọng, hãy cố gắng để dòng mực lên khuôn in lụa nhẹ nhất có thể, thậm chí càng gần dính mắt lưới càng tốt.

Nhiều người cho rằng mực nên nặng và sâu xuống đáy khuôn in để dao gạt có thể dễ dàng chuyền mực xuống sản phẩm. Tôi đảm bảo ở đây sai 100%. Hãy thử tưởng tượng xem nếu dòng mực sát với đáy khuôn in, nghĩa là bạn sẽ làm việc với phần dưới đáy khuôn. Chính vì thế sẽ có lớp mực dính bên dưới khuôn, khi khuôn tiếp xúc với bề mặt cần in, mực sẽ bị chèn ép, và để lại một mớ hỗn độn khi in.

Quy trình in lưới
Quy trình in lưới

Giải thích về “dòng mực nhẹ nhất có thể”. Bạn cho rằng nếu dòng mực có thể thấm qua 3/4 mắt lưới hoặc khuôn in, thì công việc của dao gạt tại bước 2 sẽ nhàng hơn với 2 lý do sau đây:

Lý do thứ nhất: Nếu bạn thực sự cần một dòng mực nặng, có thể cả hệ thống của bạn đang gặp vấn đề. Ví dụ, khuôn của bạn quá dàyy nên bạn cần dòng mực đủ lớn và sức ép của dao gạt để in ra sản phẩm. Vậy sao bạn phải dùng khuôn in lụa dày? Bởi vì bạn cần mực xuống dày. Như vậy bạn đã làm ngược với quy tắc số 1.

(Quy tắc 1 nói rằng mắt lưới có thể điều chỉnh độ dày của lớp mực in xuống, còn bạn dùng độ dày của khuôn in lụa để điều chỉnh, điều này là sai nguyên tắc và hệ thống in lụa của bạn đang có vấn đề).

Lý do thứ 2: Nếu dòng mực quá nặng sát với đáy khuôn in, dao gạt mực sẽ đẩy mực xuống khá nhẹ nhàng. Nếu mực đang có xu hướng khô trên mắt lưới thì lực đẩy như vậy khó có thể đánh bật lớp mực sắp khô. Nếu sức nén của dao gạt đủ lớn nó chỉ có tác dụng như nạo vét làm mắt lưới mở ra.

In lưới thường sử dụng các chất tạo màu là các hợp chất màu hữu cơ. Có thể phân làm hai loại tan và không tan trong nước.

  • Chất nhuộm màu trong nước có thể là: thuốc nhuộm trực tiếp, thuốc nhuộm axit, thuốc nhuộm hoạt tính, thuốc nhuộm base-cation…
  • Chất nhuộm màu không tan trong nước có thể là: thuốc nhuộm hoàn nguyên không tan, thuốc nhuộm lưu huỳnh, pigmen, thuốc nhuộm azo không tan…

Bước 2: Lấp đầy mực lên mắt lưới, khuôn in lưới và quét sạch bề mặt

Bàn in làm từ kim loại hoặc gỗ. Bàn in đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo nét in được in chính xác, đều và đạt độ nét cao. Yêu cầu quan trọng nhất đối với bàn in là phẳng, chắc và có độ đàn hồi nhất định để khuôn in có thể tiếp xúc đều với mặt sản phẩm in. Trong những trường hợp khác nhau, bàn in có thể nằm ngang hay nghiêng góc để người thợ thao tác dễ dàng hơn.

Dao gạt hồ in là công cụ dùng để đẩy, phết mực màu khiến mực thấm qua lưới in, chuyển mực lên sản phẩm cần in. Gọi là dao theo thuật ngữ của thợ nhưng nó có thể làm bằng bọt biển, con lăn cao su hay đơn giản là một miếng gạt cao su.

Dao gạt mực không có tác dụng trực tiếp đến công việc in, lý do là dao gạt phải đi ra khỏi khuôn in một quãng khá xa vời thời gian trễ khá lâu thì quá trình in mới thực sự diễn ra. Vì sao lại như vậy? Vì mắt lưới không thể thoát khỏi lớp in cho tới khi dao gạt đi được một quãng đường khá xa trên khung lụa. Vì thế sự ảnh hưởng của dao gạt trực tiếp và ngay lập tức lên quá trình in thực sự bằng 0.

Tuyên bố này có thể gây sốc cho một số người. Nếu thế thì dao gạt mực ở đây có tác dụng gì? Dao gạt mực thực ra có 3 nhiệm vụ chính:

Nhiệm vụ đầu tiên không được hay ho cho lắm, dao gạt ép mắt lưới tiếp xúc với bề mặt in. Công việc này đòi hỏi kha khá sức lực của thợ in mà hiệu quả không đem lại nhiều ý nghĩa. Sẽ tốt hơn nếu mắt lưới được đưa sát xuống bề mặt in bởi lực cơ học nào đó nằm ngoài vùng in. Những nhà sản xuất dao gạt thông minh khuyến cáo nên bỏ nhiệm vụ này của dao gạt vì dao gạt mực làm việc với áp lực càng ít thì độ bền sử dụng và hiệu quả càng tốt hơn.

Nhiệm vụ thứ hai: Dao gạt mực ép mực lọt qua mắt lưới và khuôn in lụa khi chúng tiếp xúc hoàn hảo với bề mặt sản phẩm cần in. Công việc này đòi hỏi độ nén của dao gạt mực không lớn lắm vì khoảng các của khuôn in lụa với bề mặt cần in quá gần. Vì vậy lực nén càng nhỏ càng tốt, lực nén lớn chỉ làm mọi thứ tệ hơn, làm mắt lưới bị biến dạng, dao gạt mực bị tổn thương, và sức căng lưới bị tăng lên nhiều không cần thiết.

Nếu làm một phép thử ta sẽ thấy sự dịch chuyển của mực liên quan đến tốc độ và tính trượt gợi ý đến việc cần đẩy lớp mực cũ nằm trên mắt lưới của lượt in trước đó. Đây chính là lý do giải thích tại sao dòng mực nhẹ trên mắt lưới tạo điều kiện cho lực nén dao gạt với tốc độ cao có thể làm sạch mắt lưới của bạn.

Nhiệm vụ thứ ba: Gạt đi lớp mực thừa trên mắt lưới và để lại một bề mặt phẳng và mịn nhiệm vụ này đi ngược chiều với nhiệm vụ 1 và 2. Áp lực trên dao gạt không được nhẹ quá và không được dùng dao gạt có lưỡi bo tròn. Nếu không dao gạt mực chỉ lướt đi trên bề mặt khuôn và để lại một lớp mực khá dầy. Nhiệm vụ này của dao gạt thực sự có ảnh hưởng đến lớp mực tồn dư sau khi in, nên áp dao gạt càng được giữ ổn định càng tốt, lưỡi dao gạt mực cần được chăm sóc thường xuyên và tránh trường hợp bị bào mòn lưỡi dao.

Bước 3: Để mắt lưới thoát khỏi mực

Người ta thường đặt sai câu hỏi trong hàng thập kỉ qua: “Làm thế nào để mực thoát khỏi mắt lưới?” và họ đã đi tìm phương án sai cho một câu hỏi sai.

Câu hỏi đúng phải là: “Làm thế nào để mắt lưới thoát khỏi mực”. Bạn sẽ nhận được câu trả lời: “Chẳng có gì thần bí cả, cũng giống như nhấc một cái thì khỏi hũ mật ong”.

Cho phép tôi hỏi một câu đơn giản việc in lưới trên bàn in thủ công do một thợ kỹ thuật in loại khá có khác gì mấy so với việc in của một máy in lụa tự động được trang bị tối tân. Câu trả lời là cơ bản không khác mấy. Tuy nhiên in bằng máy thì cho chất lượng sản phẩm tốt hơn và số lượng in được nhiều hơn, còn các khái niệm như lượng mực tồn dư, bờ khuôn in lụa, dao gạt mực… lực ép cơ bản là một.

Còn bây giờ hãy xem mắt lưới thoát khỏi mực như thế nào? Hình ảnh minh họa cho thấy các mắt lưới đã sẵn sàn lấp đầy để in, mặt lưới không có chút mực thừa hoàn hảo, nên nhớ đến đây quá trình in chưa diễn ra. Chứng tỏ một điều dao gạt không hề tham gia vào quá trình in trực tiếp.

Hình ảnh mắt lưới bắt đầu thoát khỏi mực. Khi dao gạt mực đi một quãng khá xa, mắt lưới trở lại trạng thái căng bình thường nó dâng lên và bắt đầu thoát khỏi mực. Mực không còn lựa chọn nào khác ngoài việc tiếp xúc lên các vị trí lõm phía dưới mắt lưới.

Hình ảnh sợi lưới tiếp tục dâng cao hơn, một ít mực bám trên sợi lưới giống như mật ong bám trên thìa. Hình thành cầu nối giữa lưới và sản phẩm, nhưng dần dần cầu nối này sẽ bị đứt khi lưới căng trở lại trạng thái ban đầu.

Cuối cùng các giọt mực tan vào hình in lên sản phẩm, lúc này sẽ còn khoảng 30% lượng mực dính trên mặt lưới (lượng mực này đã được kiểm nghiệm và đo đạc chính xác bằng máy).

Đến lúc này chúng ta đã thực sự kết thúc quá trình in 1-2-3.

Cập nhật lần cuối: 14/11/2024

5/5 - (2 bình chọn)