Có những loại máy in Offset nào? – Cấu tạo máy in Offset

Cấu tạo và quy trình vận hành máy in Offset

Có 2 loại máy in Offset tờ rời hoặc máy in Offset dạng cuộn, mỗi loại có ưu điểm riêng, phù hợp với nhu cầu in ấn khác nhau. Tuy nhiên, in tờ rời được sử dụng phổ biến hơn.

Các loại máy in Offset

Theo kiểu in, có 2 loại máy in Offset thường được sử dụng trên thị trường:

Máy in offset dạng cuộn

Web Press (Máy in theo cuộn)
Máy in Offset dạng cuộn

Các máy in này tự động nạp các cuộn giấy rộng từ trạm mực này sang trạm mực khác theo một hệ thống liền mạch, từng màu mực được phân chia phù hợp cho từng trang. Sau khi in xong, các bản in sẽ tự động cuộn lại thành cuộn tròn lớn.

Máy in theo cuộn thường được sử dụng để in 10.000 bản sao trở lên của các tài liệu nhiều trang như tạp chí, sách và danh mục hay các cuộn decal, tem nhãn số lượng lớn. Tuy nhiên, nếu chọn in cuộn thì kỹ thuật in Flexo sẽ rẻ hơn nên được dùng nhiều hơn.

Để hiểu rõ hơn về kỹ thuật in Flexo, bạn có thể tìm hiểu chi tiết hơn trong bài in Flexo và bài In tem cuộn.

Máy in offset dạng tờ rời

Web Press (Máy in theo cuộn)
Máy in offset dạng tờ rời

Chất liệu in được phân chia thành các tấm nhỏ, lần lượt đi qua các trục màu khác nhau của máy in, cuối cùng từng tấm bản in hoàn chỉnh được đưa ra khỏi máy in xếp thành từng chồng dày. Tốc độ dao động từ 5.000 đến 20.000 tờ mỗi giờ.

Máy in dạng tờ rời có thể xử lý nhiều loại chất liệu in với độ dày hơn máy in dạng cuộn. Đồng thời, máy in loại này có nhiều khổ in khác nhau: máy ép tấm nhỏ hơn có thể xử lý các giấy tờ nhỏ tới 4 x 6 inch. Máy ép lớn hơn có thể xử lý các tấm lên đến 40 in. X 26 in.

Nếu in Offset cuộn không được sử dụng phổ biến thì in Offset tờ rời rất được ưa chuộng vì có nhiều khổ in khác nhau, số lượng bản in từ 5000 tờ và có thể in trên chất liệu dày hơn so với in dạng cuộn.

Theo màu in, có thể phân chia thành máy in offset 2 màu và 4 màu, máy in nhiều hơn 4 màu.

  • Máy in 2 màu gồm 2 trục tiếp mực. Máy 2 màu có ít màu sắc hơn, khả năng pha trộn màu sắc kém hơn, giá thành rẻ hơn. Nó thường được sử dụng in các bản in ít màu sắc như tờ rơi, sách báo đen trắng,…
  • Máy in 4 màu gồm 4 trục tiếp mực. Loại máy này được sử dụng phổ biến vì có nhiều màu, phối được nhiều kiểu màu sắc khác nhau. Chúng được sử dụng in sách báo, tạp chí, bao bì sản phẩm, ấn phẩm khác,…
  • Máy in nhiều hơn 4 màu: Để đáp ứng yêu cầu đã dạng của khách đặt in thì máy in offset 5, 6 màu được ra đời để có thể phối trộn nhiều màu với nhau tạo thành các màu mới lạ như màu nhũ, màu đồng,… điểm khác biệt sao với máy in 4 màu là có thêm hộp màu pha, máy in 5 màu có thêm 1 hộp , máy in 6 màu có thêm 2 hộp,…

Ngoài ra còn một số loại máy in offset khác như: máy in offset mini, máy in offset 1 mặt, máy in offset 2 mặt,…

Nếu bạn quan tâm đến dịch vụ in Offset tại Sơn Nguyên, bạn có thể tìm hiểu ngay Tại đây.

Ưu điểm của công nghệ in Offset

Dù các loại máy in được phân loại như thế nào với những đặc điểm khác nhau song chúng đều có những điểm chung rất nổi bật đó là chất lượng sản phẩm cực kỳ tốt. Đó là lý do dễ hiểu vì sao càng ngày chúng càng trở nên phổ biến.

  • Khi in ấn, mực in sẽ được in lên các tấm offset hay còn gọi là tấm cao su trước. Sau đó với ép hình ảnh từ tấm offset này lên giấy. Kỹ thuật in này sẽ giúp hạn chế hiện tượng nước bị dính lên giấy theo mực in khi sử dụng với in thạch bản.
  • Hình ảnh được in lên san phẩm sắc nét, sạch sẽ. Chất lượng rất tốt, độ bám bền khá cao.
  • Có thể được dùng để in cho nhiều sản phẩm, trên nhiều bề mặt chất liệu khác nhau như vải, gỗ, da, giấy, kim loại,… Thậm chí còn có thể in trên những bề mặt không được phẳng.
In Offset dùng cho nhiều sản phẩm, trên nhiều bề mặt chất liệu khác nhau.
  • Các bản in được chế tạo một cách dễ dàng hơn.
  • Bản in có tuổi thọ lâu hơn, thời gian sử dụng đáng kể hơn so với các kỹ thuật in khác. Lý do đơn giản là nó không trực tiếp tiếp xúc với bề mặt cần in.

Cấu tạo của máy in Offset

Một máy in offset gồm có các bộ phận chủ yếu như: một bộ phận cung cấp giấy, một hay nhiều đơn vị in, các thiết bị trung chuyển để đưa giấy qua máy in, một bộ phận ra giấy và các bộ phận bổ trợ thêm như bàn điều khiển máy in.

Khi máy chạy, vật liệu in được đưa vào qua bộ phận cung cấp giấy, sau đó các lô chuyển (trục trung chuyển) sẽ đưa vật liệu in qua các máy in (mỗi máy in 1 màu), cuối cùng bản in hoàn chỉnh đi ra khỏi máy in nhờ  bộ phận trả bản in (bộ phận ra giấy). (Hình dưới)

Có những loại máy in Offset nào? - Cấu tạo máy in Offset 1

Máy in sử dụng hệ màu CKYM, mỗi máy 1 màu, giấy in chạy qua máy nào sẽ in 1 màu của máy đó
Máy in sử dụng hệ màu CKYM, mỗi máy 1 màu, giấy in chạy qua máy nào sẽ in 1 màu của máy đó

Một đơn vị in (trục ép màu) trong máy in offset thường có ba trục chính cùng hệ thống làm ẩm và hệ thống chà mực lên khuôn in:

  • Ống bản (Trống xếp chữ): là một trục ống bằng kim loại (thường là nhôm), trên khuôn in phần tử in bắt mực còn phần tử không in bắt nước.
  • Ống cao su (Trống offset): là một trục ống mang tấm cao su offset, có cấu tạo gồm một lớp vải bọc với cao su tổng hợp để truyền hình ảnh từ khuôn in lên bề mặt vật liệu in.
  • Ống ép (Trống in): là một trục khi quay luôn tiếp xúc với ống cao su, làm nhiệm vụ chuyển giấy và các vật liệu in khác.
  • Hệ thống cấp ẩm: là hệ thống các lô làm ẩm bằng dung dịch làm ẩm có chứa các chất phụ gia như: axit, gôm arabic, cồn isopropyl hay các tác nhân làm ẩm khác.

Khi chế tạo bản in, những phần hình ảnh không in sẽ có chất hydrophilic. Do đó, khi dịch làm ẩm (chứa gôm arabic) được chà lên toàn bộ bản in, phần hình ảnh không in hút bám 1 lớp mỏng gôm arabic tạo ra chất ưa nước, những phần hình ảnh in chứa chất hydropho­bic đẩy nước sẽ không bám gôm. Nhờ vậy khi chà mực in, phần hình ảnh không in không bám mực, phần hình ảnh in bám mực.

Hệ thống cấp mực: là hệ thống các lô chà mực cho bản in. Các thành phần quan trọng khác.

  • Hệ thống này có 4 chức năng cơ bản sau: Dẫn mực từ lô máng mực đến khuông in. Tách lớp mực dày ra thành lớp mực mỏng đồng đều trên các lô truyền. Chà mực lên các phần tử in trên bản. Loại bỏ mực in tái lập trên lô chà từ các công việc in trước đó.
  • Cấu tạo của bộ phận cấp mực:
    • Máng mực: Nơi chứa mực cần in
    • Lô chấm (lô chuyển): là một lô chuyền luân phiên tiếp xúc giữa lô máng mực và lô đầu tiên của hệ thống cấp mực, thường là lô tán trong hệ thống cấp mực.
    • Lô tán và lô sàn: là các lô chuyển động ăn khớp bằng bánh răng và dây sên không chỉ quay tròn được mà còn chuyển động qua lại theo phương ngang với trục ống từ trái qua phải Máng mực, hai thành bên hông máng mực, dao gạt và lô máng mực và làm nhiệm vụ chà dàn mỏng lớp mực in lên các lô và xoá các lớp mực in trước đó trên lô chà.
    • Các lô trung gian: là các lô chuyển động được dựa vào sự tiếp xúc với các lô chuyển động khác có nối kết với bộ phận truyền chuyển động, các lô trung gian nằm ở giữa lô chuyền và lô chà, làm nhiệm vụ và định lượng mực cấp cho quá trình in; thường được gọi là lô định lượng – khi chúng tiếp xúc với hai lô khác hoặc được gọi là lô dằn – khi chúng chà tiếp xúc với một lô khác; ví dụ: như lô tán.
    • Các lô chà bản in: gồm 3-4 lô chà bản thường có đường kính khác nhau, tiếp xúc và chà mực lên bản in.
Hệ thống cấp mực của máy in Offset
Hệ thống cấp mực của máy in Offset

Ngoài các đơn vị in ra, trong máy in offset một màu hay nhiều màu còn bao gồm các bộ phận sau:

  • Bộ phận nạp giấy: làm nhiệm vụ hút giấy và các vật liệu in khác từ bàn cung cấp giấy lên và đưa xuống đơn vị in đầu tiên.
  • Các bộ phận trung chuyển: (thường là các trục ống có nhíp kẹp giấy) có khả năng vận chuyển giấy đi qua máy in.
  • Bộ phận ra giấy: là bộ phận nhận giấy ra và vỗ giấy đều thành cây giấy trên bàn ra giấy.

Tại In Sơn Nguyên, chúng tôi sử dụng máy in 4 màu dạng cuộn để in decal tem nhãn số lượng lớn cho khách hàng. Các máy in này có thể đáp ứng số lượng in lớn trong thời gian ngắn. Do đó, Sơn Nguyên có thể đáp ứng nhu cầu in nhanh chóng nếu khách hàng yêu cầu.

Nếu bạn có nhu cầu in decal tem nhãn, có thể tìm hiểu ngay về Dịch vụ in tem nhãn decal của Sơn Nguyên.

So sánh in Offset với in kỹ thuật số

Cả hai kỹ thuật in offset và in kỹ thuật số đều đứng đầu trong ngành in ấn nhưng in offset có thể in với khối lượng hàng nghìn bản và in kỹ thuật số thì in từng bản một ngay lập tức. Để tiện lợi so sánh hơn thì chúng tôi đưa ra một số nhận xét sau:

So với in kỹ thuật số tình in offset tốn kém hơn do phải sử dụng nhiều ống kim loại khác nhau có sẵn hình ảnh in với màu sắc khác nhau để thực hiện truyền cho ống cao su rồi mới truyền hình in lên giấy. Còn kỹ thuật in số sử dụng các đầu phun màu để tạo các hình ảnh trên giấy, hơn nữa.

Các máy in kỹ thuật số đều sử dụng các công nghệ in hàng đầu để có thể in được các khổ giấy lớn từ 75cm đến 320cm nhưng thời gian in một bản rất ngắn. In offset cần một lượng kha khá thời gian để dập luôn và in trên giấy rồi làm cho mực in khô trên giấy.

Mặc dù qua 2 điểm trên thì máy in offset bị lép vế hơn so với máy in kỹ thuật số, nhưng khi in với khối lượng bản in lớn thì như thế nào? Câu trả lời là in offset có ưu thế vượt trội hơn.

Máy in offset có thể in hàng nghìn nội dung giống nhau mà chỉ mất chi phí làm khuôn mẫu, rất thích hợp dùng trong môi trường cần dùng nhiều bản in cùng một lúc.

Ngoài ra, bạn có thể tìm hiểu thêm một số vấn đề khác trong in Offset như:

Cập nhật lần cuối: 07/09/2021

5/5 - (2 bình chọn)