6 cách bảo quản giúp máy in được bền lâu

6 cách bảo quản giúp máy in được bền lâu

Việc nắm được các yêu cầu trong quá trình sử dụng cũng như bảo quản máy in không chỉ làm cho máy luôn hoạt động tốt, kéo dài được tuổi thọ mà còn tiết kiệm được chi phí sử dụng thiết bị văn phòng đắc lực này.

6 cách bảo quản máy in tại nhà hiệu quả nhất

Khi sử dụng máy in tại nhà, nhất là đối với nhà mặt đất, nhà ống dễ bị ẩm mốc thì bạn cần phải có cách sử dụng máy in phù hợp để giữ chúng bền lâu theo thời gian. Dựa vào đặc trưng cơ bản của máy in phun, máy in kim và in laser – 3 loại máy in phổ biến tại nhà và các văn phòng –  thì để bảo quản tốt máy in, các bạn nên lưu ý những điểm sau:

Cách bảo quản máy in tại nhà đơn giản nhất
Cách bảo quản máy in tại nhà đơn giản nhất

Đặt máy in ở vị trí phù hợp

Khi sử dụng máy in, cần đặt máy in tại nơi bằng phẳng, dây cáp máy in và cáp điện phải gọn gàng. Nên đặt máy ở nơi thông thoáng và ngoài tầm với trẻ em. Không nên đặt máy trong môi trường ẩm, nóng, nhiều bụi vì bụi bẩn sẽ làm nghẹt đầu phun.

Tại phòng làm việc thường có những chiếc tủ tài liệu dạng thấp, phần khoang tủ rộng rãi làm nơi đựng tài liệu, cất vật dụng văn phòng, đồ dùng tin học như kéo, dập ghim, giấy A4, nóc tủ… đây đều là những nơi thích hợp để đặt máy in. Việc bố trí máy in ở vị trí riêng như vậy sẽ tránh vướng víu bàn làm việc, giúp thao tác in ấn thuận tiện, gọn gàng hơn và cũng thông thoáng hơn nên tránh được ẩm ướt, bụi bẩn làm hỏng máy in.

Giữ hộp mực không bị khô

Cần giữ cho hộp mực in không bị khô khi sử dụng
Cần giữ cho hộp mực in không bị khô khi sử dụng

Bạn không được để hộp mực lâu ngoài không khí vì mực sẽ bị khô, gây nên nhiều rắc rối trong quá trình sử dụng. Đặc biệt, với bình mực máy in laser, không được để ngoài ánh sáng mà phải cho vào túi nhựa đen cột lại. Nếu bạn không dùng máy trong thời gian dài thì nên tháo hộp mực ra, cho vào hộp kín bảo quản.

Cần thường xuyên kiểm tra các lỗ phun mực trên đầu in, không nên để các lỗ phun mực dính mực khô vì nếu có mực bám vào sẽ dẫn đến tình trạng tắc nghẽn mực, cho ra bản in không đạt chất lượng. Tuy nhiên, cũng có một số loại máy có thể sử dụng chương trình tự làm sạch các lỗ phun mực hoặc ở một số máy đã được nhà sản xuất cài sẵn chương trình này.

Vệ sinh máy in thường xuyên

Nên vệ sinh máy in thường xuyên để làm sạch máy
Nên vệ sinh máy in thường xuyên để làm sạch máy

Có thể là mỗi tuần hoặc mỗi tháng, nhưng tối đa là ba tháng một lần, các bạn nên làm sạch bụi mực tích tụ bên trong máy. Đối với người dùng thông thường thì làm vệ sinh máy bằng cách dùng khăn ẩm và mềm lau sạch các bộ phận bên ngoài, khay đựng giấy, bánh cao su cuốn giấy là được. Công việc vệ sinh bên trong chỉ nên dành cho những người thợ chuyên nghiệp để tránh những hư hỏng đáng tiếc do vệ sinh không đúng cách.

Dùng loại giấy in chất lượng tốt

Sử dụng các loại giấy có chất lượng tốt, bề mặt phẳng mịn vì để tránh kẹt giấy, làm hư bộ phận cuốn giấy và có thể làm hỏng đầu phun mực sẽ là biện pháp hữu ích để bảo vệ máy in. Giấy in không bị rách, không có nhiều xơ giấy sẽ là những loại nên lựa chọn vì xơ giấy có thể dính vào đầu phun, làm lem mực hoặc có thể gây nghẹt mực. (Tìm hiểu về các loại giấy in Tại đây)

Sử dụng loại mực in chất lượng

Sử dụng loại mực in chất lượng giúp kéo dài tuổi thọ của máy in
Sử dụng loại mực in chất lượng giúp kéo dài tuổi thọ của máy in

Tương tự như giấy in, loại mực in chất lượng sẽ giúp cho ra bản in có màu đẹp mắt, không bị phai màu quá nhanh và giúp cho các ống mực của máy in hoạt động trơn tru hơn so với những loại mực kém chất lượng, dễ bị tắc nghẽn khiến máy bị dừng đột đột hoặc phải vệ sinh, thay mực thường xuyên. Những điều này đều gây nên những bất tiện cho người dùng.

Không tắt máy đột ngột

Khi sử dụng xong máy in, bạn nên tắt máy bằng nút On/Off trên thân máy, không nên tắt bằng cách rút dây hoặc ngắt nguồn điện mà phải chờ cho máy đủ thời gian thực hiện thao tác che đầu in lại, tránh cho mực bị khô.

Tắt máy in đột ngột còn dễ khiến máy in bị hỏng, chập chờn trong những lần sử dụng kế tiếp.

Máy in mới mua nên bảo quản và sử dụng thế nào?

Để đảm bảo cho máy in mới mua hoạt động tốt và ổn định, ít xảy ra lỗi hỏng hóc trong quá trình sử dụng thì bạn nên test máy trong khoảng 1-2 ngày. Hãy kiểm tra những bản in thử về màu sắc in và chất lượng hình ảnh in để đánh giá loại mực và loại giấy phù hợp.

Trong lần nạp mực in đầu tiên, các thao tác cần nhẹ nhàng và cẩn thận. Bạn tháo rã các bộ phận của hộp mực in, làm sạch và lắp vào máy, nạp mực in canon mới và in test trang đầu tiên. Nếu gặp tình trạng kẹt giấy, bạn nên tháo hộp mực ra và tiến hành lấy giấy kẹt trong máy in theo chiều ngang. Việc tháo hộp mực và lấy giấy không đúng cách có thể khiến lần nạp mực đầu tiên khó đạt chất lượng cao.

Cần nạp mực in thật cẩn thận trong lần đầu sử dụng máy
Cần nạp mực in thật cẩn thận trong lần đầu sử dụng máy

Với người sử dụng máy in lần đầu, bạn có thể ghi nhớ các tùy chọn chức năng cơ bản sau của máy in để việc sử dụng được dễ dàng hơn:

  • Copies: Là số lượng bản in tùy chọn.
  • Printer Properties: Tùy chọn nâng cao cho việc in ấn của máy in. Ở phần này, để nâng cao chất lượng bản in, bạn có thể sử dụng Tab Quality với chế độ Standard hay chế độ Draft,…
  • Print All Pages bao gồm: Print All Pages hoặc Print Current Page. Sau đó, đánh số trang để in.
  • Print One Sided: In một mặt và in 2 mặt tích hợp tùy màu in có tính năng in 2 mặt hay không.
  • Collated: Dùng để đóng luôn một tập văn bản với số lượng lớn hoặc in theo từng trang.
  • Portrait/ Landscape Orientation: Lựa chọn bản in dọc hay in ngang.
  • A4/ Letter: Chọn loại kích thước phù hợp cho khổ giấy in A4 hoặc A3,…
  • Margins: Lựa chọn căn lề cho bản in với kiểu định dạng Normal, căn lề tùy chọn.
  • Page Per Sheet: Lựa chọn in gộp luôn các trang in của văn bản lại trong một page.

Đầu phun của máy in bị nghẹt xử lý thế nào?

Hiện tượng đầu phun của máy in bị nghẹt có thể là do máy in đã quá cũ hoặc hoạt động với tần suất dày đặc. Khi thấy máy in bị nghẹt, bạn nên dừng máy in lại và xử lý theo những bước sau:

  • Bước 1: Nhấn nút Pause để tạm dừng việc in, ấn tiếp nút Purge để di chuyển dàn đầu phun của máy về vị trí vệ sinh.
  • Bước 2: Để máy trong trạng thái mở (chú ý không đóng máy) rồi tháo các dây cáp của phao cảm ứng của hệ thống mực cấp phụ lên main.
  • Bước 3: Từ hộp mực phụ, bạn tháo đường ống dẫn trên đầu phun ra.
  • Bước 4: Vệ sinh đầu phun bằng cách xịt nước vào để rửa sạch mực ở đầu phun. Chú ý nên xịt nước từ 3-4 lần, mỗi lần cách nhau khoảng 10 phút và chỉ nên xịt khoảng 40ml/lần thôi nhé!

Sau khi vệ sinh, bạn lắp ráp các bộ phận về vị trí cũ và tiếp tục sử dụng máy in như bình thường.

Với những cách bảo quản và sử dụng máy in, hy vọng các bạn có thể nắm được và giữ máy in tốt trong một thời gian dài.

Tham khảo thêm về Sơn Nguyên tại:

Facebook: facebook.com/inansonnguyen

Pinteres: pinterest.com/insonnguyenhanoi

Youtube: youtube.com/channel/UCQXZ6YJFGZ0f4MtM5-qQ_FA

Cập nhật lần cuối: 10/09/2021

Vui lòng đánh giá bài viết