Giấy decal là các loại chất liệu chuyên dùng để in decal. Loại giấy decal được sử dụng phổ biến nhất hiện nay là giấy decal AL thường và giấy Decal AL bóng.
Đọc nhanh
1. Giấy decal là gì?
Khái niệm decal và giấy decal
Decal là một loại nhãn tự dính, được tráng sẵn keo và có lớp giấy bảo vệ lớp keo đó có thể dính dưới tác dụng của áp lực. Khác với các loại nhãn khác, decal sử dụng lớp keo dính nhờ làm ướt và khô đi, hoặc tác dụng nhiệt, lớp keo sau khi bóc lớp bảo vệ sẽ dính vào vật liệu cần dính nhờ một lực ấn nhẹ.
Decal được cấu tạo bởi 4 lớp:
- Lớp mặt: có thể làm bằng nhiều loại chất liệu giấy, nhựa,vải hay tấm kim loại đồng thời có 1 lớp màng mỏng để ngăn ẩm và bụi.
- Lớp keo: là lớp keo được phủ lên mặt đáy của lớp mặt.
- Lớp ngăn cách dính: là lớp ngăn cách lớp keo để không dính chặt vào lớp đê.
- Lớp đế: là lớp bảo vệ lớp keo, để dính khi cần thiết. Lúc cần dán decal chỉ cần lột lớp này ra.
Các loại decal cơ bản gồm có: decal giấy, decal nhựa, decal kim loại, decal màng.
Giấy decal thực chất là một loại decal. Chúng cũng có chung những đặc điểm này của decal. Sự khác biệt là ở chỗ giấy decal có bề mặt được làm bằng giấy còn các loại decal khác như decal nhựa, decal kim loại, … thì có lớp mặt được làm bằng nhựa hay kim loại.
2. Các loại giấy in Decal phổ biến
Trên thị trường có nhiều loại giấy Decal khác nhau, nhưng hiện nay có hai loại giấy decal được sử dụng nhiều nhất để In decal giấy là Decal AL thường và Decal AL bóng.
Giấy Decal AL thường là gì?
Giấy decal AL thường là loại decal mà lớp mặt của nó được làm từ giấy và chất liệu cấu tạo nên nó là Fascoat Plus. Loại decal này có đặc điểm là có màu trắng cơ bản, bề mặt trơn nhẵn và chỉ hơi bóng.
Tương thích
Giấy decal AL thường tương thích tốt với mực Wax, Wax/Resin.
Giấy decal AL thường được dùng để in bằng công nghệ in Offset là phổ biến nhất.
Kích thước
Các khổ in decal thường gặp:
- In decal logo: 5x10cm, 10x10cm,…
- In decal tem nhãn: 9×5,5cm, 21×29,7cm,…
Ưu điểm:
- Có màu trắng cơ bản, dễ ứng dụng trong in ấn tem nhãn, logo,…
- Bề mặt trơn nhẵn, bóng cho ra chất lượng bản in đẹp
- Có độ bám dính cao
- Phổ biến, giá thành rẻ
Nhược điểm:
- Dễ rách giấy, bong tróc
- Dễ mờ nhòe thông tin
- Không lưu trữ được trong thời gian dài
Giấy Decal AL bóng là gì?
Giấy decal AL mặt bóng là loại giấy có chất liệu High Gloss Paper, màu trắng, bề mặt trơn bóng, có thể dễ dàng xé rách bằng tay. Tương thích và kích thước tương tự giấy decal Al thường.
Ưu điểm:
- Bề mặt láng mịn, thấm mực cực tốt.
- Chất lượng bản in sắc nét, hình ảnh màu sắc tươi sáng
- Màu sắc được thể hiện chính xác
Nhược điểm:
- Giấy khá mỏng nên dễ nhàu nát, bong tróc, dễ dàng xé rách bằng tay
- Độ bền màu kém nên dễ bị nhòe mực in trong khoảng thời gian nhất định.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo thêm một số loại giấy in decal khác như:
STT | Loại giấy in decal | Chất liệu | Đặc điểm | Mực in tương thích | Ứng dụng |
1 | Decal Vellum | Vellum Elite | Giấy màu trắng mờ, bề mặt hơi nhám | Sử dụng tốt với mực mực Wax, Wax/Resin cho chất lượng bản in đẹp, độ bám cao | Thích hợp sử dụng trong các ngành thời trang may mặc, nhà sách, vận tải… |
2 | Decal bán cảm nhiệt | Premium Transtherm | Giấy có màu trắng hơi mờ, bề mặt nhẵn | Trong thành phần có tích hợp sẵn mực, khi kết hợp với mực Wax,Wax/Resin cho chất lượng bản in đẹp, thể hiện được độ tương phản tốt, độ bám cao | Sử dụng phù hợp trong tất cả các ngành, đặc biệt đối với những sản phẩm cần lưu trữ thời gian dài hoặc lưu giữ ngoài trời (như thùng carton….) |
3 | Decal cảm nhiệt trực tiếp | Multitherm Plus | Giấy màu trắng hơi mờ, bề mặt nhẵn, màu sậm khi có nhiệt tác động. | In trực tiếp bằng nhiệt của đầu in không thông qua ribbon | Sử dụng trong nhiều ngành nghề có sản phẩm cần lưu trữ trong thời gian dài hoặc điều kiện khắc nghiệt, chỉ dùng cho các máy in chế độ nhiệt trực tiếp. |
4 | Giấy Couche | Màu trắng, trơn láng, không keo, bế đục lỗ hoặc không đục lỗ | Sử dụng tốt cho các loại mực Wax, Wax/Resin | Dùng in các ngành vận tải, may mặc (in vé, tem nhãn, thẻ treo quần áo…) |
Đối với loại giấy decal được tráng phủ bề mặt, chất lượng của decal được đảm bảo hơn so với những loại giấy không được tráng phủ bề mặt, điều tất nhiên là giá thành của chúng cũng cao hơn.
Tìm hiểu thêm về dịch vụ in tem nhãn trên chất liệu giấy trong bài In tem nhãn giấy.
3. Các công nghệ thường dùng để in decal giấy
Hiện nay in decal giấy chủ yếu được áp dụng công nghệ in offset và in flexo. Cả 2 công nghệ in này đều có những ưu – nhược điểm khác nhau:
Đối với công nghệ in offset: mực in cùng các hình ảnh sẽ được ép lên các tấm offset (còn được gọi là tấm cao su). Sau đó, từ tấm offset ép lên bề mặt cần in.
- Ưu điểm: Tạo nên các bản in có chất lượng hình ảnh đẹp, sắc nét, bền màu và lâu phai vì mực in; Khả năng ứng dụng in ấn lên các bề mặt khác nhau từ giấy, gỗ, vải đến kim loại.
- Nhược điểm: Không thích hợp với những đơn hàng số lượng ít vì chi phí đầu vào cao lên giá thành sản phẩm sẽ bị đẩy lên; Không in được những sản phẩm có hình dạng lạ hoặc những sản phẩm được cấu tạo bởi những chất liệu khó in; màu sắc có sự sai lệch nhất định.
Đối với công nghệ in flexo: In Flexo là công nghệ in trực tiếp hay công nghệ in nổi, mực in được chuyển từ máng mực qua các “con lăn” và cuối cùng áp lên bề mặt chất liệu in.
- Ưu điểm: Độ bám dính mực rất tốt. Mực in khô rất nhanh và không bị lem hay nhòe màu. Quan trọng là bạn có thể in trên mọi chất liệu và vật liệu khác nhau. Đặc biệt, in số lượng cực lớn và chi phí rẻ hơn so với kiểu in offset.
- Nhược điểm: Ban đầu kỹ thuật in này sẽ lâu hơn do mất thời gian tạo bản in. Mặt khác, chi phí của một bản photopolyme thường khá cao. Thêm nữa, là chỉ thích hợp với in số lượng rất lớn nên với số lượng nhỏ, bạn không nên sử dụng phương pháp in này.
Hiện nay thì việc in tem nhãn chủ yếu sử dụng phương pháp in tem cuộn flexo là chủ yếu. Lý do bởi tem cuộn tương thích với hệ thống dán tem nhãn tự động của các doanh nghiệp. Thay vì phải dùng phương thức dán thủ công mất thời gian, công sức thì giờ đây việc dán tem hoàn toàn theo dây chuyền tự động, đảm bảo nhanh, chính xác, tính thẩm mỹ cao.
4. Ứng dụng của giấy decal
Decal là một trong những vật dụng hết sức phổ biến ở bất cứ lĩnh vực nào. Vì vậy mà những chất liệu giấy in decal cũng được ứng dụng rất đa dạng và phong phú.
In nhãn mác hàng hóa
Giấy decal được ứng dụng nhiều nhất trong In tem nhãn.
Nhãn mác là yếu tố không thể thể thiếu của hàng hóa. Mỗi sản phẩm khác nhau sẽ có nhãn mác khác nhau. Nó vừa cho người ta biết sản phẩm đó là gì; có nguồn gốc xuất xứ như thế nào; là sản phẩm của đơn vị sản xuất nào; cách dùng ra sao; có công dụng gì; ngày sản xuất, hạn sử dụng,…
Decal giấy vẫn là lựa chọn hàng đầu cho in nhãn mác hàng hóa. Thậm chí còn giữ vị trí áp đảo. Có những sản phẩm, đơn vị từ đầu đến cuối vẫn chỉ muốn sử dụng sản phẩm này vì sự hài lòng đối với nó.
In tem dán lỗi
Tem dán lỗi là loại tem được dùng trong các dây chuyền công nghiệp, giúp phân biệt các loại sản phẩm lỗi, không đạt chất lượng. Với mỗi một lỗi sẽ sử dụng những mẫu tem khác nhau để phân biệt.
In tem phụ sản phẩm
Tem phụ sản phẩm là loai tem dùng để cung cấp thông tin bổ trợ cho sản phẩm, giúp người dụng có thêm thông tin về sản phẩm cũng như biết cách sử dụng sản phẩm như thế nào. Các mặt hàng thường cần dùng đến tem phụ sản phẩm bao gồm: thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm, điện tử, điện lạnh,… Đặc biệt tem phụ sản phẩm là yêu cầu bắt buộc đối với các sản phẩm hàng nhập khẩu.
In tem giá sản phẩm
Tem giá sản phẩm thường được in ra với số lượng lớn, giúp người tiêu dùng nhanh chóng nắm được giá của sản phẩm
In tem QC
Tem QC là những loại tem kiểm tra chất lượng dùng trong các dây chuyển công nghiệp. Đây cũng là một loại tem thường được in ra với số lượng lớn.
In logo, sticker,…
Giấy decal cũng được ứng dụng trong in logo nhãn hàng, logo của hội nhóm, sticker, các sản phẩm văn phòng phẩm như giấy màu thủ công, đồ chơi, đồ trang trí,… (Tìm hiểu chi tiết hơn trong bài In Sticker)
Giấy decal rất đa dạng về chủng loại cũng như những đặc điểm, tính chất và ứng dụng. Vì vậy nên các doanh nghiệp và người tiêu dùng cần phải cân nhắc và tìm hiểu kỹ trước khi quyết định sử dụng chất liệu nào để làm decal cho sản phẩm của mình.
Cập nhật lần cuối: 07/09/2021