Bạt Hiflex là loại bạt chuyên dùng để in ấn quảng cáo, băng rôn hoặc dùng trong các sự kiện quan trọng. Để đem lại hiệu quả tốt nhất, có rất nhiều điều cần lưu ý khi in ấn trên bạt Hiflex.
Đọc nhanh
1. Bạt Hiflex
Khái niệm
Bạt Hiflex là một loại bạt được làm từ nhựa PVC, có 2 màu trắng sữa và trắng đục, thường được dùng để làm những tấm phông bạt sự kiện, băng rôn quảng cáo… Bạt Hiflex được cán một lớp màng nhựa lên bề mặt để hỗ trợ cho việc in nội dung lên bạt được dễ dàng hơn. Đặc điểm của những tấm bạt Hiflex là rất dày, khó rách và có khả năng chịu nhiệt ngoài trời tốt.
Độ dày
- Loại mỏng: Từ 0.32 – 0.34 mm thường dùng in băng rôn, làm hộp đèn xuyên đèn.
- Loại trung bình: 0.36mm – 0.38mm thường dùng làm mặt biển đơn, biển hộp đèn, backdrop, phông sân khấu,…
- Loại dày: 0.46mm thường dùng để căng với kích thước lớn, treo ở nơi nhiều gió.
- Loại bạt hiflex 2 da: có khả năng chống xuyên đèn cực tốt.
2. Các lọai bạt Hiflex
Hiflex xuyên đèn
Đây là loại hiflex phổ thông nhất trên thị trường hiện nay. Loại này có rất nhiều độ dày khác nhau (từ 0,26mm-0,52mm), bạt càng mỏng thì khả năng xuyên đèn càng tốt. Trong đó, độ dày 0,32mm là độ dày được sử dụng phổ biến nhất.
Hiflex không xuyên đèn
Loại bạt Hiflex này không có khả năng xuyên đèn nên rất dày. Theo những nhà sản xuất chuyên in bạt Hiflex, loại bạt 2 da có màu xám ở mặt sau là loại bạt chống xuyên đèn tốt nhất.
3. Đặc điểm của bạt Hiflex
Ưu điểm của bạt Hiflex
- Độ bám mực (nhất là mực dầu) rất cao.
- Rẻ hơn so với in phông bạt bằng decal, pp.
- Có thể in khổ rất lớn, khổ in thông thường của in Hiflex là 80×240 cm, đôi khi, khổ ngang sản phẩm in có thể lên đến 3,2m và có chiều dài tùy chọn.
- Chất lượng sản phẩm in Hiflex bền, chắc và không chịu sự ảnh hưởng của thời tiết.
- Dễ dàng tái sử dụng trong nhiều trường hợp.
Nhược điểm của bạt Hiflex
- In bạt Hiflex tuy màu sắc nổi bật nhưng đường in lại không tinh tế. Do vậy chỉ nên dùng in Hiflex khi muốn in các loại ấn phẩm truyền thông khổ lớn, còn với những ấn phẩm cần sự tinh tế, chất lượng, bạn nên lựa chọn một loại nguyên liệu khác cho phù hợp hơn (In PP chẳng hạn).
- Là hình thức in khá cũ, chưa thể đem lại hiệu quả hình ảnh tốt so với hình thức in bạt không gân mới trên máy UV.
4. Công nghệ in trên bạt Hiflex
Công nghệ in trên bạt Hiflex
Bạt Hiflex sử dụng công nghệ in phun kỹ thuật số với độ phân giải 1440 dpi (dpi: mật độ điểm in trên 1 điểm ảnh; 1440 dpi tức là trên diện tích 1 inch thì có đến 1440 ô vuông nhỏ).
Khổ máy in Hiflex
Có 2 khổ máy in hiflex phổ biến là máy dài 1.5m và máy dài 3.2m, khổ máy lớn nhất là 5m. Trường hợp khách hàng muốn in bạt lớn hơn 5m thì đơn vị sản xuất sẽ sử dụng phương pháp ghép bạt, nghĩa là khi doanh nghiệp gửi file in, nhà in sẽ cắt file đó ra thành nhiều phần để in riêng rồi sau đó ghép chúng lại với nhau.
Hệ màu được sử dụng khi in bạt Hiflex
Thường dùng hệ màu CMYK. Đây là hệ thống màu cơ bản dành cho ngành in ấn, bao gồm những màu Cyan, Magenta, Yellow và Keyline mà đa số các cơ sở in kỹ thuật số đều sử dụng.
Lưu ý:
In bạt Hiflex tương đối phức tạp. Vì vậy có một số nguyên tắc khi in mà các xưởng in ấn cần tuân thủ để không mất thời gian và chi phí in lại nhiều lần.
- Chọn độ phân giải và kích thước file phù hợp:
- Độ phân giải: bảng hiệu hiflex chỉ cần độ phân giải 72 dpi – 150 dpi là đủ. Loại biển này thường đặt cách người nhìn từ 1m trở lên. Nếu muốn làm banner hoặc background sự kiện, băng rôn cỡ lớn thì doanh nghiệp nên chọn độ phân giải từ 150 dpi-300dpi.
- Kích thước cũng nên được lựa chọn phù hợp với độ phân giải của file in, ví dụ như với kích thước khoảng 0,8 – 1,8m thì nên chọn độ phân giải 150 dpi là phù hợp. Kích thước càng lớn thì khi xuất file in càng nên nhỏ lại để khi in đạt được chất lượng cao.
- Định dạng file: Định dạng file nên dùng nhất là định dạng tiff. Ngoài file tiff thì bạn có thể xuất theo định dạng: jpg, pdf, eps đều được.
- Để chừa biên cho bạt Hiflex: Nếu để đóng khoen hoặc treo tường bằng đinh ốc thì nên để chừa biên khoảng 5cm. Còn nếu in băng rôn treo ngang thì nên để chừa trên 10cm để có thể cán biên và treo.
5. Ứng dụng của bạt Hiflex
- In backdrop: backdrop sự kiện, hội nghị, backdrop tự design cho các sân khấu ca nhạc, các buổi meeting ngoài trời.
- Làm biển quảng cáo, băng rôn, poster,..
- Hộp đèn cửa hàng. Khi căng khung nhôm và bỏ đèn ở trong, hộp đèn hiflex sẽ có khả năng xuyên đèn.
- In banner cổ động, khuyến mãi.
Bạt Hiflex ngày nay trở nên rất thông dụng và phổ biến, đặc biệt là đối với ngành quảng cáo, marketing. Đây là một vật liệu hữu ích đối với các doanh nghiệp khi cần quảng bá cho sản phẩm của mình.
Ngoài những chiến dịch quảng cáo bằng banner, backdrop, bạn cũng có thể cân nhắc việc sử dụng tem nhãn decal để quảng bá cho thương hiệu của mình. Click vào link nếu bạn có nhu cầu In tem nhãn.
6. Bạt Hiflex giá bao nhiêu?
Giá bạt Hiflex rất đa dạng, phụ thuộc vào chất lượng, kích thước của bạt. Qua khảo sát, Sơn Nguyên xin cung cấp bảng giá bạt Hiflex không in cho bạn tham khảo:
- Bạt 0.32mm: 20.000đ/m2
- Bạt 0.36 mm: 30.000đ/m2
- Bạt xám: 35.000đ/m2
- Bạt không gân: 60.000đ/m2
- Hiflex không gân in UV: 200.000đ/m2
7. Bạt Hiflex bán ở đâu?
Nếu bạn có nhu cầu in bạt, bạn chỉ tìm kiếm cơ sở in bạt, tại đây sẽ có sẵn bạt cùng bảng giá in cho bạn lựa chọn. Để thuận tiện, bạn cũng có thể đặt hàng tại các sàn thương mại điện tử như Shopee, Tiki, Lazada. Hầu hết các cửa hàng có bán hàng trực tuyến đều có kênh bán qua sàn thương mại điện tử để giúp khách hàng tiết kiệm chi phí vận chuyển.
Nếu bạn là nhà in cần mua bạt Hiflex, bạn nên làm việc với các công ty lớn chuyên cung cấp bạt Hiflex hoặc nhập hàng từ nước ngoài để có được giá tốt nhất.
Ngoài ra, nếu bạn có nhu cầu in tem nhãn decal, bạn có thể tham khảo ngay Dịch vụ in tem nhãn decal tại Sơn Nguyên.
Cập nhật lần cuối: 07/09/2021