4+ kinh nghiệm chọn giấy dán tường cho phòng bếp gia đình

4+ kinh nghiệm chọn giấy dán tường cho phòng bếp gia đình

Nhiều trường hợp, bạn không cần phải ốp tường bếp bằng đá hay gạch men, thay vào đó sử dụng những tấm decal giấy đa dạng màu sắc có khi sẽ hiệu quả hơn nhiều, mà quan trọng nhất rất tiết kiệm chi phí.

Anh bạn tôi mới mua một căn chung cư. Quá nóng ruột để ở, cộng thêm tài chính chưa được dư giả nên bước đầu đã bỏ qua khâu ốp đá cho khu vực bếp. Dùng một thời gian mới thấy có vấn đề vì nước và đồ ăn bám bẩn trên tường làm cho khu nấu ăn vừa ẩm vừa mất thẩm mỹ. Thật phiền toái!

Chọn giấy dán tường thích hợp cho phòng bếp
Chọn giấy dán tường thích hợp cho phòng bếp

Bạn có biết anh ấy đã giải quyết vấn đề này thế nào không? Chỉ đơn giản là chọn những tấm decal dán tường. Thế mà căn bếp trở nên lung linh hơn cả tưởng tượng.

Rút kinh nghiệm từ bức tường quét sơn trước đó, anh chọn loại giấy dán tường dày có tráng một thêm một lớp nilon mỏng. Sau khi dán, lớp giấy này có thể bảo vệ tường bếp không bị đổi màu trong thời gian dài. Thi thoảng anh ấy có thể chứng tỏ bản thân bằng việc vệ sinh nhà bếp bằng cách lau khăn ẩm lên những vùng giấy bám bẩn. Phải công nhận, nhờ có lớp nilon giấy nhanh chóng lấy lại độ sáng bóng, vệ sinh lại đơn giản vô cùng. Bếp dễ ẩm ư? Chuyện nhỏ vì loại giấy này còn có khả năng chống ẩm, chống thấm tốt. Tham khảo thêm tại dịch vụ in decal giấy để biết thêm chi tiết.

Chọn loại giấy dán tường dày có tráng một thêm một lớp nilon mỏng
Chọn loại giấy dán tường dày có tráng một thêm một lớp nilon mỏng

Để làm mới không gian và tạo cảm hứng vào bếp cho bà xã, thi thoảng tôi lại thấy anh tháo tấm giấy xuống rồi thay những kiểu hoa văn họa tiết khác nhau. Vậy mà tưởng không hề bị bong sơn hoặc để lại dấu vết của keo dán. Quả là một người đàn ông thông minh phải không các bạn. Cách này còn không hề tốn kém như việc chọn sơn lại tường đâu nhé!

Đừng nghĩ đàn ông là vụng về. Dù không làm trong ngành nội thất, anh bạn tôi vẫn chọn những gam màu cực đẹp cho căn bếp như: màu sữa, ghi, màu xám nhạt… tạo nên không gian rộng rãi, mát mẻ, thoáng đãng và sạch sẽ hơn. Màu giấy dán tường tất nhiên là vô cùng ăn ý với  sàn nhà cũng như các vật liệu nội thất và trang trí khác trong bếp. Sàn bếp nhà anh được làm từ những chất liệu gỗ nên những tông màu đất như màu xanh lá nhạt, xanh biển ngả xám rất phù hợp.

Ngoài ra khác với những mẫu vách ngăn veneer Đức Khang thường dùng trong không gian hội trường hoặc văn phòng, các tấm vách trang trí có thể là vách CNC sang trọng, kệ trang trí, những chậu cây xanh, một tấm rèm… sẽ là một sự lựa chọn tuyệt vời cho căn phòng của bạn.

Chọn giấy dán tường thích hợp với nội thất phòng bếp
Chọn giấy dán tường thích hợp với nội thất phòng bếp

Vì căn bếp có kích thước nhỏ, nên không bao giờ thấy có những màu tối hoặc quá nhạt. Nếu nhà bạn mà có bếp rộng thì cứ màu giấy dán tường sậm mà chiến đi! Đừng chọn những màu quá tương phản với các màu sắc khác trong bếp làm mất tính thẩm mỹ, hài hòa, thống nhất.

Với căn bếp đẹp như mơ này, thi thoảng tôi thấy anh cao hứng còn mang ngay bàn làm việc tới ngồi nghiên cứu tài liệu. Đúng là cảnh quay hạnh phúc khiến những người độc thân như tôi phát ghen.

Xem thêm:

Lại nói tới chị vợ của anh ấy thì kỹ tính vô cùng. Đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ của chị anh phải chọn ngay loại giấy dán có hoa văn đơn giản, nhẹ nhàng nhằm tạo cho không gian bếp có cảm giác rộng rãi, mát mẻ, thoáng đãng và tươi mới hơn. Nếu bạn cũng ưa chuộng sự mới lạ, có thể lựa chọn những hoa văn, cảnh sắc như hoa cỏ, cánh rừng, biển xanh, hoa tươi, trái cây nhiều màu sắc.

Bạn thấy đấy, không cần làm những điều quá to tát hay mất quá nhiều tiền. Với phụ nữ chỉ cần bạn đem lại hạnh phúc giản đơn bạn có thể giữ trọn được trái tim của họ cả một đời. Anh bạn của tôi quả là người đàn ông đáng ngưỡng mộ phải không nào?

Anh bạn tôi là một ví dụ nhỏ trong việc lựa chọn giấy dán tường cho gian bếp, tuy nhiên phần lớn bạn tôi vẫn lựa chọn màu sắc giấy dán tường theo cảm tính, sở thích mà chưa thực sự quan tâm đến yếu tố thiết kế không gian hay phong thủy. Với tư cách là một nhân viên thiết kế nội thất có 2 – 3 năm kinh nghiệm, tôi xin chia sẻ cho quý vị một số kinh nghiệm hữu ích thêm để lựa chọn decal dán nhà bếp nhé:

Chọn giấy dán tường nhà bếp – cần chú ý đến kiến trúc không gian ngôi nhà

Với những ngôi nhà, phòng bếp được thiết kế theo phong cách hiện đại, nên lựa chọn giấy dán tường phòng bếp theo kiểu dán tường Hàn Quốc.. Đây là những dòng giấy dán tường mới, mẫu mã thay đổi theo từng năm theo xu hướng đơn giản, đẹp và hiện đại nhất rất hợp thời. Giấy dán tường có thể là các đường kẻ, đường chéo, sọc caro phá cách ấn tượng, mang đến sự tươi mới trong không gian bếp núc, giúp người nội trợ luôn có cảm hứng nấu ăn ngon…

Với những ngôi nhà, phòng bếp được thiết kế theo phong cách kiến trúc cổ điển sang trọng, trang nhã thì bạn nên chọn dòng giấy dán tường kiểu châu Âu, với các nhiều gam màu sáng tối họa tiết cổ điển, tinh tế.

Chọn giấy dán tường nhà bếp – cần chú ý diện tích nhà bếp

Khi chọn giấy dán tường cho nhà bếp, gia chủ cần xem xét kỹ diện tích nhà bếp lớn – nhỏ để từ đó lựa chọn màu sắc giấy dán tường phù hợp.

Với những gian bếp diện tích khiêm tốn thì các tông màu decal dán tường màu sáng như xanh, vàng, trắng, hồng nhạt, màu ghi, sữa… được ưu tiên lựa chọn. Nó sẽ khiến không gian trông thoáng và rộng hơn.

Ngược lại với những gian bếp rộng, bạn có thể tùy ý lựa chọn màu sắc, có thể lựa chọn các màu sậm, đậm màu hơn, vừa sạch lại vừa sang trọng, tạo điểm nhấn cho không gian bếp ăn.

Chọn decal dán tường nhà bếp – yếu tố phong thủy không thể xem nhẹ

Người Á Đông chúng ta thường rất chú ý đến yếu tố phong thủy trong gia đình, phòng khách, phòng ngủ, và cả nhà bếp. Tùy vào việc ai là người nội trợ thường xuyên, nấu ăn cho gia đình thì nên lựa chọn màu sắc decal dán tường phù hợp mệnh của họ, ở Việt Nam thông thường sẽ là người vợ.

Trong ngũ hành phong thủy được chia 5 mệnh: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Tương ứng với từng mệnh sẽ tương sinh, tương hợp với các màu sắc khác nhau. Nếu lựa chọn được màu sắc hợp mệnh, phong thủy sẽ giúp chủ nhân, gia đình gặp nhiều thuận lợi và may mắn.

  • Nếu gia chủ mệnh Hỏa thì nên lựa chọn giấy dán tường màu đỏ, hồng, tím hoặc xanh lục.
  • Nếu gia chủ mệnh Thổ thì chọn giấy dán tường màu vàng, nâu đất, đỏ, hồng, tím
  • Nếu gia chủ mệnh Kim thì chọn giấy decal dán tường nhà bếp các màu như trắng, xám, ghi, nâu đất, vàng.
  • Nếu gia chủ mệnh Thủy thì chọn giấy dán tường nhà bếp màu xanh biển, đen, trắng, xám, ghi.
  • Nếu gia chủ mệnh Mộc nên chọn giấy dán tường màu xanh lục, xanh biển hoặc đen.

Chọn giấy dán tường cho phòng bếp – Chú ý đến họa tiết trang trí

Không gian bếp là nơi mà bạn có thể tự do sáng tạo, thoải mái lựa chọn mẫu giấy theo sở thích của bản thân. Thường thì giấy dán tường cho phòng bếp bạn nên chọn các loại có hoa văn, hình ảnh như dụng cụ nhà bếp, những món ăn ngon để có thể tạo cảm hứng khi nấu ăn hoặc thưởng thức món ăn. Ngoài ra bạn cũng có thể chọn hình phong cảnh, hình ảnh bầu trời để tạo cảm giác thoải mái, tăng hưng phấn khi nấu nướng.

Tuy nhiên xét một cách tổng thể, bằng kinh nghiệm thực tế tôi xin được đưa ra 1 vài lời khuyên cho các bạn về việc chọn mẫu giấy dán tường cho không gian bếp nấu của bạn như sau:

  • Tránh chọn các hoa ăn quá rối vì phòng bếp thường có diện tích khá chật hẹp nên nếu chọn hoa văn nhiều dày và quá rối rắm sẽ tạo cảm giác ức chế cho thị giác từ đó ảnh hưởng đến thẩm mỹ và tâm lý gia chủ.
  • Có thể chọn các hoa văn giấy dán tường 3D để tạo nét đột phá nhưng chỉ áp dụng trong trường hợp phòng bếp đủ rộng hoăc không gian bếp nấu tách biệt
  • Thông thường các nhà chung cư thì nhà bếp và phòng khách liền nhau nên khi chọn mẫu giấy dán tường phòng bếp trong trường hợp này các bạn cần đến sự tương đồng làm sao để giữa phòng khách và phòng bếp có sự khác biệt nhưng không được đối lập.

Mách nhỏ kinh nghiệm dán decal tường cho gian bếp

Để giúp các bạn tạo nên một không gian phòng bếp hoàn tòan mới mẻ và độc đáo thì việc dán giấy dán tường cũng rất quan trọng. Dưới đây là các bước dán giấy dán tường phòng bếp:

  • Bước 1: Lau sạch bụi bẩn trên tường và đánh bóng mặt tường cho nhẵn mịn. Chỗ nào gồ ghề thì phải làm phẳng ngay vì nếu không sẽ làm cho giấy dán tường không được phẳng trên bề mặt tường. Nhớ là phải làm sạch và khô bề mặt tường.
  • Bước 2: Trộn keo.
  • Bước 3: Bước tiếp theo là cắt giấy dán tường tương ứng với kích thước của không gian mà bạn muốn dán.
  • Bước 4: Tiến hành phết keo dán giấy dán tường lên bề mặt giấy và dán lên tường. Chú ý miết cho đều các góc, dùng gạt để gạt phẳng giấy dán tường từ trên xuống dưới và từ trái qua phải.
  • Bước 5: Dán như thế đến khi kín bề mặt tường, vệ sinh sau khi dán.

Cập nhật lần cuối: 18/09/2021

5/5 - (2 bình chọn)