Mực in Sublimation là gì? - Đặc điểm và cơ chế hoạt động - SNP
Chia sẻ

Mực in Sublimation là gì? – Đặc điểm và cơ chế hoạt động

Mực in Sublimation là một trong những loại mực đặc biệt, chuyên dụng cho công nghệ in chuyển nhiệt Sublimation.

1. Sơ lược về công nghệ in Sublimation

In chuyển nhiệt (in Sublimation) là một phương pháp in ấn để chuyển hình ảnh lên vải Polyester.

Chuyển nhiệt là quá trình mà một chất chuyển từ thể rắn sang thể khí mà không cần thông qua trạng thái hoá lỏng trước.

Máy in chuyển nhiệt

Trong quá trình chuyển nhiệt, ban đầu các hạt mực ở thể rắn được in trực tiếp trên bề mặt sau đó sẽ được làm nóng ở nhiệt độ cao và hoá thành khí, với nhiệt độ cao cũng giúp sợi vải polyester nở ra và cho phép các hạt mực (ở thể khí) thăng hoa vào đó tạo thành màu sắc cho các sợi vải. Vải sau khi in có thể giặt, ủi, sấy khô mà không bị phai màu

>>>> XEM THÊM: In tem nước giặt, tem nhãn giá rẻ, chất lượng theo yêu cầu

2. Mực in Sublimation là gì?

Mực in Sublimation hay mực in chuyển nhiệt Sublimation là một loại mực thăng hoa, kết hợp với thuốc nhuộm rắn và nhiệt độ cao để in mực trên chất liệu in. Loại mực sublimation được sử dụng nhiều nhất là mực Inktec Hàn Quốc và mực Sublimation Epson.

Mực Inktec Hàn Quốc

Mực in này có các thuộc tính như sau:

  • Hình ảnh sắc nét, độ bền màu cao.
  • Tốc độ truyền cao, dễ dàng để xử lý
  • Chống trầy xước tốt, chống rửa
  • Không gây hại đầu phun
  • Hệ mực liên tục in chuyển nhiệt gồm 6 màu: Bk, M, Y, C, LM, LC giúp mang lại bản in có màu sắc hài hòa, dễ sử dụng.
  • Phù hợp với tất cả các loại giấy in chuyển nhiệt, cho ra các sản phẩm với màu sắc sống động vượt trội, chất lượng hình ảnh và năng suất cao.
  • Mực Sublimation hoạt động ở chế độ in tốc độ cao mà không bị mất độ trung thực màu, chịu được nhiệt độ tối đa 220ºC.

Lưu ý: Mực sublimation chỉ là một loại mực in chuyển nhiệt, không phải là mực in chuyển nhiệt nói chung. Ngoài mực in Sublimation, một số loại mực in gốc nước, mực in gốc dầu, mực in Offset cũng được coi là mực in nhiệt.

>>>> XEM THÊM: In tem nhãn thuốc Đông Y giá rẻ, miễn phí thiết kế

3. Cơ chế hoạt động của mực in trong công nghệ in Sublimation

  • Mực in chuyển nhiệt bốc hơi được ở nhiệt độ cao và di chuyển lên bề mặt giấy.
  • Tiếp tục, chúng sẽ mở các lỗ nhỏ trên mặt giấy để thuốc nhuộm đi vào từ bề mặt giấy sang bề mặt phôi.
  • Khi thuốc nhuộm đã đi vào sâu, nhiệt độ hạ xuống cũng là lúc các lỗ nhỏ trên bề mặt giấy bị bịt kín lại. Thuốc nhuộm cũng nhanh chóng chuyển từ thể hơi sang thể rắn.

Tóm lại, quá trình in chuyển nhiệt là quá trình hấp thụ màu sắc vào phôi chứ không phải là phủ lên bề mặt phôi. Vì thế mà màu sắc bám bền hơn, chân thực hơn; thời gian sử dụng được kéo dài hơn.

Mực in chuyển nhiệt Epson
>>>> XEM THÊM: Bảng giá in tem nhãn hóa chất GIÁ RẺ – SỐ LƯỢNG LỚN

4. Ứng dụng của mực in Sublimation

Mực in sublimation có nhiều màu sắc; màu in sống động, tươi sáng; thích hợp với nhiều đầu phun và máy in khác nhau; phù hợp với nhiều chất liệu in khác nhau nên nó có rất nhiều ứng dụng trong các lĩnh vực khác nhau.

  • In chuyển nhiệt trên chất liệu thủy tinh: Cốc, bình, bát, đĩa.
  • In chuyển nhiệt trên chất liệu sứ: Cốc sứ, chén sứ, bát sứ.
  • In chuyển nhiệt trên chất liệu vải: Gối, mũ, quần áo, giày.
  • In chuyển nhiệt trên chất liệu gỗ: Vật dụng bằng gỗ, tranh gỗ.
  • In chuyển nhiệt trên chất liệu nhựa: Huy hiệu, móc khóa, ốp điện thoại.
  • In chuyển nhiệt trên chất liệu gạch men.

Như vậy, đây có thể coi là loại mực in đa năng, có thể sử dụng in trên mọi loại sản phẩm, mọi chất liệu. Tuy nhiên chủ yếu được sử dụng in áo và in cốc.

>>>> XEM THÊM: Báo giá In tem nước rửa chén số lượng lớn theo yêu cầu

5. Những lưu ý khi sử dụng mực in Sublimation

Kỹ thuật in chuyển nhiệt đang là một kỹ thuật in thông dụng, mang lại hiệu quả công việc cao. Và để đảm bảo công tác in ấn luôn tốt như thế, khi dùng mực in chuyển nhiệt thì chỉ nên dùng cho những loại máy in ấn. Vì có lẽ những cơ sở in ấn cũng hiểu, một khi máy in đã tiếp xúc với loại mực đặc biệt này thì rất khó thay đổi bằng loại mực khác.

Bên cạnh đó, mực in chuyển nhiệt khi in còn luôn đi kèm với các lớp phủ. Lớp phủ này hấp thụ mực dẫn thấm đến bề mặt của sản phẩm. Thế nên trong quá trình in chúng phải song hành cùng nhau. Cũng nên thường xuyên kiểm tra mực và bơm mực kịp thời để tránh rơi vào tình trạng thiếu mực trong khi in.

Mời bạn tìm hiểu thêm:

5/5 - (1 bình chọn)
Chia sẻ
Đăng bởi
Nguyên Sơn