In decal chuyển nhiệt lên vải là một trong những phương pháp in trên quần áo phổ biến nhất hiện nay. Phương pháp này cho chất lượng in đẹp và bền bỉ.
Đọc nhanh
1. In chuyển nhiệt lên vải là gì?
In chuyển nhiệt là một phương pháp để in ấn hình ảnh lên vải. Chuyển nhiệt là quá trình mà một chất chuyển từ thể rắn sang thể khí không cần thông qua trạng thái hóa lỏng trước. Trong quá trình in chuyển nhiệt thì sau khi được in lên vải có thể giặt, là, sấy khô mà không bị phai màu.
2. Vật tư trong in chuyển nhiệt lên vải
- Giấy in chuyển nhiệt (hay còn gọi là giấy thuốc).
Trên bề mặt giấy được tẩm một loại hóa chất rất nhạy nhiệt, đồng thời giúp mực in không thấm sâu vào giấy.
- File thiết kế hình muốn in trên sản phẩm
- Vật liệu cần in (vải, quần áo, khăn, cờ,…)
- Mực in chuyển nhiệt
Mực in chuyển nhiệt là loại mực chuyên dụng và ứng với mỗi chất liệu phù hợp với mỗi loại mực khác nhau. Điểm đặc biệt của mực in chuyển nhiệt là có khả năng chuyển từ thể rắn sang thể khí mà không qua dạng chất lỏng, nên mực in có thể thấm hoàn toàn lên bề mặt sản phẩm, giúp cho hình ảnh in bền đẹp, sắc nét.
- Máy in chuyển nhiệt
Máy in chuyển nhiệt trên vải hay còn gọi là máy ép nhiệt phẳng được sử dụng phổ biến trong công nghệ in chuyển nhiệt như: in chuyển nhiệt lên vải, in chuyển nhiệt lên áo thun, in chuyển nhiệt lên gạch men, pha lê, thủy tinh. Sản phẩm được cấu tạo bao gồm 3 phần chính: Mâm trên – Mâm dưới – Bộ điều khiển nhiệt độ và thời gian. Máy in chuyển nhiệt trên vải là thiết bị giúp chuyển tải hình ảnh từ giấy in chuyển nhiệt/ decal nhiệt lên bề mặt vải/ áo thun một cách nhanh chóng và cho bản in chất lượng hoàn hảo nhất.
Các loại máy in chuyển nhiệt trên vải phổ biến trên thị trường hiện nay gồm:
- Máy in chuyển nhiệt trên vải 38×38 mâm kéo: điểm đặc biệt của máy in này là mâm dưới máy ép nhiệt có thể kéo ra giúp cho việc lồng áo, đặt các vật liệu cần ép lên mâm dễ dàng hơn mà không sợ phỏng hay ảnh hưởng do sức tỏa nhiệt của mâm trên khá nóng. Kích thước khá nhỏ gọn nên phù hợp với mô hình công ty, doanh nghiệp hay hộ gia đình có quy mô sản xuất vừa và nhỏ, sản phẩm tiết kiệm không gian làm việc.
- Máy in chuyển nhiệt trên vải 40×60 cao áp: là loại máy ép trong bộ sản phẩm máy in chuyển nhiệt thường dùng cho các công ty, xí nghiệp may mặc, quảng cáo sử dụng vào mục đích in hình, chữ, hoa văn,… lên vải. Hai mâm của máy in chuyển nhiệt trên vải 40×60 cao áp là hai mặt phẳng được ép chặt với nhau thêm vào đó là mâm ép phía dưới có thêm một tấm cao su nhiệt để giữ nhiệt tốt hơn trong quá trình sử dụng. Được trang bị lớp màng chống ăn mòn bằng Float peptit giúp máy bền bỉ hơn với thời gian, nâng cao tuổi thọ của sản phẩm.
- Máy in chuyển nhiệt trên vải khổ lớn 60×80: được ứng dụng cho các công ty chuyên sản xuất với công suất lớn, ưu điểm là khổ ép rộng vô cùng thuận tiện cho việc in ấn lên các khổ vải lớn có độ chính xác cao. Máy in chuyển nhiệt trên vải khổ lớn 60×80 được tích hợp 6 thanh chuyển nhiệt giúp nhiệt đổ tản đều và ổn định trong thời gian ép. Bên ngoài máy được phủ lớp chống dính và chống trầy xước giúp bảo quản máy được tốt hơn qua thời gian sử dụng lâu dài. Máy in chuyển nhiệt trên vải khổ lớn 60×80 có chế độ ép tự động (tự động ép xuống và khi hết thời gian cài đặt thì máy tự động đẩy mâm lên). Có đồng hồ hiển thị thời gian, nhiệt độ riêng biệt và có cả chuông báo khi đủ nhiệt và hết thời gian cài đặt.
3. Phương pháp in chuyển nhiệt lên vải
Quy trình này được thực hiện theo 3 bước cơ bản sau:
Bước 1: Thiết kế mẫu in trên máy tính
Để có được những mẫu hình nổi bật bắt mắt trước hết chúng ta phải cho ra những bản thiết kế bằng phần mềm trên máy tính.
Bạn có thể tự vẽ theo ý tưởng của mình bằng các công cụ như: Corel hay Adobe Illustrator, xử lý màu sắc và các hiệu ứng của hình ảnh và chữ, các logo trên phần mềm Photoshop.
Chú ý: Kích thước của hình ảnh phải phù hợp với kích cỡ của áo, chất lượng bản thiết kế phải sắc nét tránh khi in ra hình bị vỡ.
Tham khảo thêm: Những điều cần biết khi mang file đi in ấn.
Bước 2: Cắt decal
Đây là bước khá quan trọng, bạn phải tuân thủ mọi kĩ thuật để giữ cho hình ảnh, hoa văn và các dòng chữ nguyên vẹn như mẫu thiết kế trên máy tính.
- Đặt máy cắt đúng vị trí, điều chỉnh máy cắt làm sao cắt được phần màng keo phía trên nhưng không cắt được phần giấy phía dưới.
- Kết nối máy cắt với máy tính, lấy bản thiết kế từ trên phần mềm xuống, đặt kích thước của khổ giấy trên máy tính đúng với kích thước của khổ giấy cần cắt.
- Tiến hành cắt: Bạn phải chọn chế độ cắt qua gương và chế độ cắt ngược.
Bước 3: Lột những chi tiết không cần thiết
Sau khi giấy được cắt xong, bạn lột bỏ những chi tiết không cần thiết đi, chỉ giữ lại những phần hình ảnh, họa tiết và chữ cần in.
Lưu ý:
- Sử dụng những loại kim loại nhọn để lột giấy.
- Lột nhẹ nhàng, tỉ mỉ, để ý những phần thiết kế nhỏ vì rất dễ bị bong theo nếp cắt.
Bước 4: Ép mẫu lên vải
Bật máy ép trước khoảng 5 đến 10 phút để máy đạt nhiệt độ 135 độ C.
Dùng các loại máy ép nhiệt 38×38 để ép được các loại vải thun.
Đối với các loại vải thông thường hãy ép trong thời gian là 15 giây.
Vải nilon hãy giảm nhiệt xuống 120 độ C và ép trong vòng 12 giây.
4. Công nghệ in decal chuyển nhiệt lên vải bao gồm những loại nào?
Công nghệ in decal chuyển nhiệt trên vải tối màu
Không giống như các loại áo màu sáng áo màu tối khi chúng ta muốn in lên thứ gì đó nó sẽ rất khó khăn. Đối với vật liệu giấy thì khi chúng ta in gặp phần nào bị tối thì chúng ta có thể sử dụng các màu sáng để in lên nhưng riêng với áo thì hiện nay vẫn chưa có công nghệ để có thể in các màu sáng lên trên áo tối màu.
Cách duy nhất là chủng ta phải sử dụng giấy in chuyển nhiệt 3G Jet thay vì giấy in chuyển nhiệt thông thường, đây là sản phẩm gồm một mặt có màng cứng và mặt còn lại là lớp cao su chịu nhiệt. Để in được lên áo tối màu thì chúng ta cần in hình ảnh lên phần cao su chịu nhiệt sau đó sẽ ép lên bề mặt của vải.
Công nghệ in decal chuyển nhiệt trên vải sáng màu
Đối với phương pháp này thì dễ in hơn rất nhiều, vì bản chất phông nền của áo đã là máu sáng nên chúng ta có thể in lên phông đó bất cứ màu gì đều có thể làm sáng lên được hình ảnh mà chũng ta cần đưa vào. Cũng không quá cầu kỳ khi chọn giấy in, chúng ta có thể lựa giấy đế hồng hoặc là giấy Sublimation được nhập từ Hàn Quốc, như vậy hình ảnh chuyển sang được tối ưu hơn và giữ màu lâu hơn.
5. Ưu và nhược điểm của phương pháp in decal chuyển nhiệt lên vải
Phương pháp mới mẻ này có rất nhiều những ưu điểm nổi bật bên cạnh đó cũng có những mặt hạn chế nhất định.
Ưu điểm:
- Có thể in được các hình ảnh với màu sắc khác nhau, những họa tiết, hoa văn từ đơn giản đến phức tạp một cách dễ dàng về nhanh chóng.
- Trong quá trình in, bản in trên giấy dưới sức nóng của nhiệt độ và áp lực rất lớn của máy mới ăn vào vải, vì vậy độ bền thường là vĩnh viễn theo sản phẩm. Dù bạn có sử dụng chất tẩy và các công cụ mài cũng không thể làm hình in bong khỏi vải.Vải sau khi ăn có thể ủi là phẳng mà chất lượng hình ảnh không hề bị ảnh hưởng.
- Vải sau khi ăn có thể ủi là phẳng mà chất lượng hình ảnh không hề bị ảnh hưởng.
- Mực in sắc nét, chất lượng, ngấm trực tiếp lên vải nên khi bạn mặc quần áo không bị dính mặc vào người nhé.
- Với phương pháp in chuyển nhiệt, bạn có thể tự do phá cách những bản thiết hình ảnh của mình và in lên bất cứ phần nào của quần áo theo ý muốn.
- Công nghệ in này hoàn toàn sử dụng bằng máy in chuyển nhiệt trên vải vì thế bạn sẽ tiết kiệm được chi phí nhân công, chất lượng hàng in ra ổn định hơn.
Nhược điểm:
- Khi thiết kế ảnh in, bạn cần chọn những hình ảnh có chất lượng cao, kích thước vừa chuẩn theo với quần hoặc áo. Không nên in những hình có chất lượng thấp vì khi bạn tăng kích cỡ ảnh sẽ bị vỡ, khi in lên vải sẽ không đẹp, hình bị bể.
- Cũng không nên in ảnh quá nhỏ hoặc quá to so với kích thước vải vì trông sẽ không cân xứng và không thẩm mỹ.
- Hình ảnh khi in lên vải tối màu sẽ không nổi bật; sẽ đẹp mắt hơn nếu bạn in lên những chiếc áo có tông màu trắng, màu kem, xanh, hồng, cam…
- Phương pháp in hiện đại này có giá thành cao nếu số lượng đặt in ít.
- Không in được trên vải 100% cotton.
6. Ứng dụng của phương pháp in decal chuyển nhiệt lên vải
In chuyển nhiệt lên vải được ứng dụng rất nhiều như in trên áo, trên giày, in trên thảm, in các mặt hàng thời trang,… Ngoài ra quy trình in cũng không quá phức tạp, chi phí thấp phù hợp với quy mô nhỏ. In được số lượng ít với hình ảnh sắc nét và in được nhiều loại màu khác nhau.
Ngoài in decal chuyển nhiệt lên vải cho các loại quần áo thể thao, quần áo cầu thủ, áo thun, áo sơ mi, áo khoác thời trang người ta còn ứng dụng phương pháp này để in hình ảnh, logo và chữ lên gỗ, lên pha lê, gạch men để làm quà lưu niệm rất ý nghĩa và bắt mắt.
Phương pháp in decal chuyển nhiệt lên vải ngày càng trở nên phổ biến bởi nó có thể đáp ứng nhiều nhu cầu của doanh nghiệp cũng như người sử dụng.
Mời bạn tìm hiểu thêm:
Cập nhật lần cuối: 28/09/2021