Tìm hiểu về quy trình in lụa thủ công - SNP
Chia sẻ

Tìm hiểu về quy trình in lụa thủ công

Kỹ thuật in lụa có ưu điểm như: đơn giản, màu sắc in hài hòa, hiệu ứng bắt mắt và đặc biệt chi phí in thấp hơn nhiều so với các kỹ thuật in khác.Tìm hiểu chi tiết về quy trình in lụa thủ công trong bài viết.

In lụa là gì?

In lụa còn được gọi là in lưới là một dạng trong kỹ thuật in ấn được sử dụng để in rất nhiều loại sản phẩm như in thiệp cưới, in áo, in tranh, in túi vải… Sở dĩ có cái tên in lụa là do khi mới hình thành kỹ thuật in này thì bản lưới của khuôn in làm bằng tơ lụa, cho tới nay bản lưới khuôn in được thay thế bằng rất nhiều các vật liệu khác nhau có thể là trên các chất liệu vải (vải bông, vải sợi hóa học, vải cotton…) hoặc lưới kim loại để làm thì kỹ thuật in lụa có thêm tên gọi mới là in lưới.

In lụa là kỹ thuật in ấn truyền thống có cách in dễ dàng, đơn giản, màu sắc in hài hòa tạo ra những sản phẩm in có tính thẩm mỹ cao, tạo hiệu ứng thị giác bắt mắt và tinh tế, bên cạnh đó, giá của phương pháp in lụa rẻ hơn nhiều so với các công nghê khác, ngoài ra in lụa có thể in với số lượng nhiều, trên mọi chất liệu khác nhau.

Ứng dụng của kỹ thuật in lụa trong đời sống

  • In lụa (in lưới) được sử dụng rộng rãi trong đời sống, thường thấy tại các cơ sở in thiệp cưới, in áo, túi bọc nylon, các loại biểu mẫu giấy tờ số lượng ít.
  • Kỹ thuật in này còn được áp dụng để in trên rất nhiều vật liệu với nhiều hình dạng, kích cỡ như các loại chai, thùng, bao bì, mạch điện tử, các sản phẩm nhựa, kim loại, hoa văn trên vải sợi,…
  • Nó còn là phương pháp in bổ sung trong các công đoạn thành phẩm sau in như phủ UV cục bộ, thẻ cào,…
  • Một ứng dụng khá hay của in lụa là thường được sử dụng để in lên áo chất liệu vải dễ thấm đặc biệt là đồng phục thể thao hay các bộ đồ đôi ngộ nghĩnh.
  • Ngoài ra ứng dụng phổ biến không kém của in lụa là in thiệp cưới. Rất dễ để tìm được một tấm thiệp cưới in bằng công nghệ này bởi chất lượng bản in khá rõ nét và ít phai màu.

Nguyên lý của kỹ thuật in lụa thủ công

In lụa dựa trên nguyên lý thấm mực, mực được cho vào lòng khung làm bằng gỗ hoặc hợp kim nhôm được gạt qua bằng một lưỡi dao cao su, dưới áp lực của dao gạt chỉ một phần mực in được thấm qua lưới in (một phần lưới in đã được bịt kín bởi các hóa chất chuyên dùng để tạo hình in) và in lên vật liệu in đã chuẩn bị trước đó tạo thành hình ảnh hoặc chữ.

Kỹ thuật này được áp dụng trên rất nhiều vật liệu cần in như vải, thủy tinh, mặt đồng hồ, nilon, một số sản phẩm được làm từ kim loại, mica, gỗ hay giấy… hoặc sử dụng thay cho phương pháp vẽ dưới men trong sản xuất gạch men, đồ gốm sứ… để tạo ra các sản phẩm thủ công mỹ nghệ hay các sản phẩm tiêu dùng hành ngày đặc biệt là các sản phẩm được đưa ra thị trường để kinh doanh.

Cần chuẩn bị gì cho quy trình in lụa thủ công?

Bạn cần chuẩn bị khung in lụa, bàn in lụa, mực in lụa, dao gạt, hóa chất in lụa, keo in lụa, và một số vật tư khác. Có thể tìm đến các cơ sở in lụa có uy tín để tìm mua.

Lưu ý khi chọn mực in lụa:

Chọn mực in lụa dựa vào chất liệu vải, đối với áo bằng loại vải cotton, vải cifton, vải thun 3 chiều, vải lụa nên chọn mực gốc nước. Đây là loại mực có đặc tính mềm mại, mùi dễ chịu và không độc hại. Ngoài ra còn một số loại mực khác như mực chướng nước, mực trắng dẻo, mực gốc dầu. cần tìm hiểu kỹ sản phẩm trước khi pha mực in.

Quy trình in lụa thủ công cơ bản

Kỹ thuật in lụa trên áo ở nước ta rất phát triển, các doanh nghiệp in tại nước ta chủ yếu sử dụng phương pháp in lụa thủ công hoặc bằng máy in lụa hiện đại. Tùy thuộc vào chất liệu sản phẩm, mẫu mã cũng như yêu cầu của khách hàng mà sử dụng phương pháp nào cho phù hợp. Dù là in bằng cách nào người thợ cũng cần nắm rõ một số quy tắc và quy trình trước và trong khi thực hiện như sau:

  • Công đoạn chụp film
  • Công đoạn chụp bản
  • Công đoạn in lụa
  • Tiến hành phơi để hoàn tất quá trình in

 

Các bước tiến hành kỹ thuật in lụa thủ công

Pha keo:

Keo PVA khi đã nấu xong nghĩa là các tinh thể đã tan đều trong nước, đựng keo vào chai thủy tinh. Lưu ý đến độ sệt của keo, độ sệt của keo sẽ làm cho bạn tráng keo lên khung có dễ dàng hay không, nếu keo lỏng quá khi tráng lên khung bị nhão, nếu sệt quá lại khó phủ bề mặt lụa đều. Môi trường làm việc khi pha keo là nên ở trong nhà, tránh ánh sáng mặt trời hoặc tránh ánh đèn neon chiếu trực tiếp vào.

Tẩy khung in lưới:

  • Bước 1: Vét sạch hết mực còn lại trong khung, dùng giẻ tẩm dầu hôi hoặc xăng chùi sạch mực trên khung, dùng xà bông cũng được. Nếu chưa sạch có thể dùng xăng xiclohexenol để tẩy. Công đoạn này nhằm làm sạch mực và vết băng keo, sơn móng tay.., ở trên khung.
  • Bước 2: Rắc một ít thuốc tím lên 2 mặt khung, dùng dụng cụ làm ướt thấm và xoa đều lên khung cho thấm vào keo PVA.
  • Bước 3 : Rắc axit oxalic lên khung, dùng giẻ ướt xoa đều và mạnh tay, keo PVA sẽ tróc ra và rửa trôi đi, rửa cho tới khi sạch keo trên khung và đem đi phơi khô. Sau khi in xong phải đem đi rửa và tẩy khung liền để khung in có tuổi thọ cao.

Kỹ thuật chụp khung lụa:

Chuẩn bị bàn chụp lụa, khung lụa đã rửa sạch, keo đã pha sẵn, máy sấy tóc, máng tráng keo, phim hoặc bản in giấy can của hình cần chụp. Nếu in bằng máy in lụa thì có thể xử lý bằng xăng hoặc dầu hôi để tẩy rửa. Tiếp theo là 1 cục đá xanh hoặc cục sắt khoảng 5kg, 1 tấm vải đen kích thước lọt lòng khung lụa, 1 tấm xốp dày khoảng 2cm kích thước bằng tấm vải đen, một mặt phải thật phẳng và láng, 1 tấm kính bằng 5 ly có kích thước bằng tấm xốp, 1 vòi nước có nước.

  • Bước 1: Tráng keo
  • Bước 2: Chụp bản

Đây là bước quan trọng nhất. Đặt phim lên bàn chụp, áp khung lên phim, canh chỉnh cho phù hợp sau đó lót tấm vải đen lên mặt trong khung, đặt tấm xốp đè lên tấm vải, đặt tấm kính lên tấm xốp, dằn cụ đá trên cùng và bật đèn chụp.

  • Bước 3: Canh tay kê

Đầu tiên là dán tay kê trên một tấm bìa cứng, gắn 1 tờ giấy in thử vào, cố định lại bằng băng keo. Đặt tờ giất lên bàn in, hạ khung lụa xuống và kéo lui kéo tới miếng bìa để canh vị trí tờ in. Xong thì tiến hành in, cho mực vào khung, gạt mực qua một cái rồi nâng khung lên kéo cho đều tay tới khi sản phẩm hoàn thiện.

  • Bước 4: Vệ sinh khung in.

Hướng dẫn trên có thể ứng dụng đối với các kỹ thuật in lụa trên sản phẩm may mặc, kỹ thuật in lụa trên vải ( in lụa trên vải ), kỹ thuật in lụa trên giấy ( in lụa trên giấy) , kỹ thuật diễn đàn, kỹ thuật thiết kế, in lụa trên vải không dệt, in lụa trên thủy tinh, in lụa trên kim loại và nhiều ứng dụng khác.

Tìm hiểu về quy trình in lụa thủ công

Ưu nhược điểm của kỹ thuật in lụa thủ công

Ưu điểm nổi bật của phương pháp in lụa là mẫu in sắc nét, in với số lượng ít, giá in lụa trên áo rẻ hơn so với các phương pháp khác, in nhiều mẫu mã khác nhau, bản in có độ bền cao, có thể tái sử dụng nhiều lần.…

Kỹ thuật in lụa này, được ví như bàn tay phép thuật, chúng có thể biến hóa đa dạng trên tất cả các bề mặt “dày” như gỗ sơn mài, “mỏng” như trên bề mặt giấy, hay “cứng” như trên bề mặt của kim loại, “dẻo” như kẹo cao su, “cồng kềnh” như chiếc ghế đá trong nhà trường… In được hàng trăm chất liệu khác nhau, nhưng lại vô cùng quen thuộc và phổ biến, chúng được coi như: miếng bìa carton, nhôm, kẽm, sắt, chì, nhựa, hay hơn nữa là mica….

Nhược điểm là không in được mẫu có sự chuyển màu phức tạp, tốn kém thời gian chuẩn bị, in thủ công bằng tay chậm hơn so với các phương pháp khác.

Hiện nay, với sự tiến bộ của khoa học và kỹ thuật một số phương pháp in hiện đại hơn hình thành như : in chuyển nhiệt, in ép cao tần, ép chữ nổi, in kỹ thuật số, in offset, in phun… tuy nhiên, in lụa gia công vẫn được người tiêu dùng ưa chuộng sử dụng hơn bao giờ hết nhờ những ưu điểm và tính năng vượt trội mà kỹ thuật này mang lại.

5/5 - (1 bình chọn)
Chia sẻ
Đăng bởi
Nguyên Sơn