Ưu, nhược điểm của các loại tem kim loại

Ưu, nhược điểm của các loại tem kim loại

Tem kim loại thường được sử dụng làm logo, in tên công ty, tên nhân viên,… nhờ đặc điểm bền bỉ, khó hỏng. Vậy tem kim loại là gì, có những ưu và nhược điểm gì?

Tem kim loại là gì?

Tem nhãn kim loại được sản xuất từ những vật liệu kim loại có khả năng dát mỏng, chịu lực và độ sáng cao như: nhôm, đồng, inox, thiếc…Loại tem này tương đối bền và thường được sử dụng để làm nhãn mác sản phẩm, nhãn mác cho thương hiệu, bảng tên cho nhân viên trong công ty… Chính vì vậy, tem kim loại được sử dụng 1 cách rộng rãi trên thị trường, và rất dễ dàng để bắt gặp chúng.

Tem kim loại
Tem kim loại

Tem nhãn mác kim loại được sản xuất theo phương pháp ăn mòn với hai cách chính. Đó là ăn mòn nội dung đổ màu chìm và ăn mòn nền nội dung nổi lên. Tùy theo yêu cầu của người sử dụng mà tem nhãn sẽ được sản xuất theo những kích thước, hình dáng khác nhau. Điều này phụ thuộc vào nhu cầu và sản phẩm của mỗi người.

Dựa vào đặc điểm của tem kim loại mà người ta chia thành 2 loại khác nhau:

  • Tem kim loại chuyển nhiệt
  • Tem kim loại ăn mòn

Ưu điểm của tem kim loại

Mỗi loại tem kim loại có những ưu điểm nhất định như sau:

Tem kim loại chuyển nhiệt được làm từ chất liệu hợp kim nhôm, có khả năng chuyển nhiệt, giải toả nhiệt năng trong quá trình động cơ, máy móc hoạt động. Loại tem này có ưu điểm vượt trội đó là tem có nhiều màu nền kim loại như màu vàng đậm, vàng nhạt, vàng mờ, màu bạc, bạc xước,…

Tem có bề ngoài và màu sắc đẹp
Tem có bề ngoài và màu sắc đẹp

Bên cạnh đó, loại tem kim loại chuyển nhiệt này có thể in logo, tên công ty, địa chỉ,… Nhờ chất liệu hợp kim đồng có khả năng chuyển nhiệt mà loại tem này có độ bền cực cao, không bị bay màu.

Tem kim loại ăn mòn là loại tem được làm từ đồng, nhôm hoặc inox. Với loại tem này, người dùng có thể yêu cầu khắc nội dung chìm hoặc nổi tùy theo sở thích. Độ bền của loại tem này cũng được đánh giá tương đối cao.

Đặc tính của kim loại dùng sản xuất tem nhãn mác kim loại là dẻo,có khả năng dát mỏng, chịu lực tốt, dễ dàng trong quá trình sản xuất. Chủ yếu các kim loại này có màu trắng sáng, bóng, ít bị xước . Nên chúng có tính thẩm mỹ cao hơn so với những loại tem nhãn mác khác.

Nhược điểm của tem kim loại

Bên cạnh những ưu điểm nổi bật nêu trên của tem chuyển nhiệt, loại tem này có một hạn chế đó là việc in nội dung lên tem chỉ in được ở mặt trước mà không thể in cùng lúc 2 mặt.

Tem chỉ in được một mặt
Tem chỉ in được một mặt

Đối với tem kim loại ăn mòn, nhược điểm đầu tiên mà người dùng có thể thấy đó là tem tương đối dày so với tem kim loại chuyển nhiệt. Bên cạnh đó, không thể in logo, tên công ty hay địa chỉ, … lên tem như tem chuyển nhiệt. Đây là một hạn chế nhất định trong việc quảng bá thương hiệu và hình ảnh của doanh nghiệp.

Ngoài những ưu điểm đó, so với giá thành của tem nhựa và tem giấy thì tem kim loại tương đối cao. Không những thế, đối tượng sản phẩm mà loại tem này có thể gắn lên chủ yếu là sản phẩm cần phải đủ vững chãi, chắc chắn như:

  • Biển hiệu
  • Bảng
  • Máy bơm
  • Không phù hợp với sản phẩm nhỏ như túi đựng thực phẩm, chai đựng nước,…
  • Bề mặt tiết diện của tem rất hạn chế, nội dung in trên phải yêu cầu ngắn gọn, súc tích.
Nội dung in phải ngắn gọn, súc tích
Nội dung in phải ngắn gọn, súc tích

Nếu như với tem giấy hay tem nhựa, có thể in thành phần, hạn sử dụng, công dụng, hướng dẫn sử dụng thì tem kim loại chỉ chứa nội dung ngắn như tên công ty, tên nhân viên, logo, …

Chính vì vậy, khi lựa chọn tem kim loại này, người dùng nên cân nhắc mục đích và nhu cầu sử dụng để có sự lựa chọn hoàn hảo.

Tham khảo thêm về Sơn Nguyên tại:

Facebook: facebook.com/inansonnguyen

Pinteres: pinterest.com/insonnguyenhanoi

Youtube: youtube.com/channel/UCQXZ6YJFGZ0f4MtM5-qQ_FA

Cập nhật lần cuối: 10/09/2021

5/5 - (1 bình chọn)