Cấu tạo, nguyên tắc hoạt động của máy in chuyển nhiệt - SNP
Chia sẻ

Cấu tạo, nguyên tắc hoạt động của máy in chuyển nhiệt

Công nghệ in chuyển nhiệt là một công nghệ khá phổ biến được nhiều doanh nghiệp lựa chọn. Đối với những doanh nghiệp nhỏ muốn tự in ấn bằng công nghệ này, dưới đây là những thông tin cần biết về máy in chuyển nhiệt.

In chuyển nhiệt là gì?

In chuyển nhiệt (Thermal Transfer Printing) là một trong những phương pháp in ấn được sử dụng rất phổ biến hiện nay. Công nghệ in này có xuất từ từ Nhật Bản, được tạo ra bởi tập đoàn  SATO Group. In chuyển nhiệt còn xem là phương pháp in kỹ thuật số, bởi vì nó in hình trực tiếp lên sản phẩm mà không cần phải làm khuôn hay chuẩn bị bản in.

Công nghệ in chuyển nhiệt được tìm thấy nhiều trong các thiết bị in hiện nay đặc biệt là trong những chiếc máy in chuyển nhiệt (thermal transfer printer). Chiếc máy in chuyển nhiệt sẽ in lên giấy hoặc các vật liệu khác như vải, kim loại,… bằng việc nóng chảy bề mặt (lớp phủ ngoài) của Ruy-băng. Máy in chuyển nhiệt hoạt động trái ngược với kiểu in nhiệt trực tiếp không có những chiếc ruy-băng xuất hiện trong quá trình in.

Dưới đây là một số loại máy in chuyển nhiệt phổ biến nhất hiện nay:

  • Máy in chuyển nhiệt phẳng: Dùng để in vải, áo, kính, gỗ, mica, gạch men…
  • Máy in chuyển nhiệt trên ly: Dùng để ép ly thủy tinh, ly sứ, ly nhựa…
  • Máy in chuyển nhiệt trên đĩa: Dùng để in chén đĩa và chỉ có một khuôn nhất định.
  • Máy in chuyển nhiệt trên nón: Sử dụng để in nón vải, nón lưỡi trai, ép mũ nón bảo hiểm.

Cấu tạo một số máy in chuyển nhiệt

Máy in ALPS MicroDry

MicroDry là một hệ thống máy in mã vạch được phát triển bởi các công ty ALPS của Nhật Bản. Nó là một hệ thống nhựa-chuyển bằng cách sử dụng hộp mực màu riêng lẻ nhiệt ribbon, và có thể in trong quá trình sử dụng màu lục lam, đỏ tươi, màu vàng, và hộp mực đen, cũng như hộp mực màu đốm trắng như bạc kim loại, và vàng kim loại, trên nhiều loại giấy và minh bạch chứng khoán.

Máy in ALPS MicroDry

Một số MicroDry máy in cũng có thể hoạt động ở chế độ thăng hoa thuốc nhuộm, sử dụng hộp mực và giấy đặc biệt.

Máy in chuyển nhiệt 3D

Máy in chuyển nhiệt 3D được hình thành từ nguyên lý con lăn phát nhiệt kết hợp với hút chân không. Máy sử dụng cho các bề mặt lồi lõm, 3D, cạnh góc của sản phẩm. Được chuyển nhiệt một lần mà hình thành ra sản phẩm, có tính ổn định cao và tỉ lệ hư hại thấp.

Máy ép nhiệt 3D thiết kế bao phủ, có thể chuyển in bao phủ toàn bộ bề mặt vật tư. Kết hợp với phim nhựa PVC có thể mở rộng khả năng in lên góc tròn, góc cạnh và lõm, không xảy ra tình trạng vết nứt và vết nhăn. Sản phẩm sau quá trình gia công có bề mặt mịn màng, sáng, vết hằn, bị kéo giãn hình ảnh,…

Máy in chuyển nhiệt 3D

Máy ép nhiệt 3D, máy in chuyển nhiệt 3D chân không có bộ cảm biến quang điện được sử dụng hoàn toàn hàng nhập khẩu chất lượng cao, hiệu suất ổn định, nhiệt độ và thời gian hiển thị bằng đồng hồ KTS độ nét cao và có độ chính xác cao, dễ sử dụng.

Nguyên tắc hoạt động của máy in chuyển nhiệt

Nguyên lý hoạt động của in chuyển nhiệt là chuyển hình in trên giấy qua bề mặt vật liệu bằng máy ép nhiệt, loại giấy sử dụng để in chuyển nhiệt được phủ một lớp keo chuyển nhiệt để hình ảnh có thể chuyển từ giấy sang bề mặt vật liệu cần in thông qua sức ép và nhiệt độ cao.

Công nghệ in chuyển nhiệt của máy in thường hoạt động theo thành 2 giai đoạn đơn giản sau:

Giai đoạn 1: In hình ảnh lên giấy

Ở giai đoạn này, các hạt mực sẽ thăng hoa khi gặp nhiệt độ cao và bám lên tấm giấy in chuyển nhiệt. Giấy in chuyển nhiệt là loại giấy có bề mặt tẩm một lớp hóa chất rất bắt nhiệt, nó là hỗn hợp giữa LEUCO Flouran (thuốc nhuộm) và Acid Ctadecylphosphonic. Loại giấy này khi bị ép với nhiệt độ cao thì thuốc nhuộm sẽ bắt đầu nóng chảy làm chuyển hình in trên giấy lên bề mặt của vật liệu được in. Sau khi mực nguội đi thì các hình ảnh trên giấy cũng khô và cứng lại.

(Lưu ý là khi sử dụng công nghệ in chuyển nhiệt, người ta dùng một loại mực chuyên dụng có tên là mực in chuyển nhiệt chứ không phải là mực in thông thường. Mực in chuyển nhiệt đóng vai trò hết sức quan trọng để tạo nên thành công cho quá trình in chuyển nhiệt, mực in tốt sẽ giúp hình ảnh cần in sắc nét, sống động và bền màu hơn. Các loại mực in chuyển nhiệt có thể chuyển đổi từ dạng rắn sang dạng khí mà không cần hóa lỏng nhờ một lợp phủ đặc biệt, giúp mực dễ dàng thấm lên bề mặt vật liệu, giúp hình ảnh tươi sáng, sống động và trung thực hơn.)

Giai đoạn 2: In ép nhiệt hình ảnh từ giấy lên vật liệu cần in

Nguyên tắc hoạt động của máy in chuyển nhiệt

Sau khi tạo được những hình ảnh chất lượng cao trên giấy in chuyển nhiệt thì ở đoạn tiếp theo này bạn cần sử dụng một thiết bị ép nhiệt để chuyển những hình ảnh ấy lên vật liệu cần in. Những vật liệu cần in thông thường mà người dùng hay sử dụng thường là các chất liệu như: sứ, thủy tinh, vải, gỗ, gạch men, nhựa…

Ưu và nhược điểm của phương pháp in chuyển nhiệt

Ưu điểm:

  • Kỹ thuật in đơn giản: Với in chuyển nhiệt, in hình trực tiếp lên sản phẩm môt cách đơn giản mà không cần phải pha màu hay làm khuôn in.
  • Độ bền cao:Hình in chuyển nhiệt trên sản phẩm có độ bền rất cao, rất ít bị phai màu và bền đẹp theo thời gian
  • In được hình ảnh phức tạp: Phương pháp in chuyển nhiệt có thể sử dụng để in hình ảnh, họa tiết, hoa văn phức tạp lên vật liệu cần in một cách dễ dàng như đang in trên giấy ảnh.
  • Linh hoạt trong in ấn:Hình in chuyển nhiệt có thể in được trên rất nhiều loại vật liệu như: Quần áo, giầy dép, túi xách, chén đĩa, ly tách, đồ gỗ, đồ hộp, hộp nhựa, bao bì…
  • Thân thiện với người sử dụng:Hình in chuyển nhiệt được thấm trực tiếp lên sản phẩm, không ra màu, không bị dính, lem mực nên rất thân thiện với người sử dụng.

Nhược điểm:

  • Phương pháp in chuyển nhiệt chỉ áp dụng với những sản phẩm thông thường như:vải, ly, kính, gốm sứ… Và chỉ phù hợp với mô hình nhỏ lẻ, ít tự động hóa.
  • Công nghệ in tuy hiện đại nhưng vẫn còn phụ thuộc chính vào người thực hiện phải có kinh nghiệm và tay nghề cao mới tạo ra thành phẩm chất lượng tốt nhất.
  • Hạn chế vật liệu in:Khi in bằng nhiệt độ cao có thể ảnh hưởng đến chất lượng của một số loại vật liệu chịu nhiệt kém.

Ứng dụng của công nghệ in chuyển nhiệt

Do khả năng có thể in được trên nhiều chất liệu khác nhau nên công nghệ in chuyển nhiệt tuyệt nhiên sẽ được ứng dụng rộng rãi trong kinh doanh. Các công ty thường sử dụng công nghệ in chuyển nhiệt để tạo ra sự khác biệt trong sản phẩm của mình cũng như đáp ứng nhu cầu cá biệt hóa của mỗi khách hàng. Dưới đây là một số ngành kinh doanh sử dụng công nghệ in chuyển nhiệt:

  • Công nghệ in chuyển nhiệt lên thủy tinh: In trên bình thủy tinh, đĩa, bát,..
  • Công nghệ in chuyển nhiệt trên sứ: In trên cốc sứ, chén, bát,…
  • Công nghệ in chuyển nhiệt trên vải: In lên quần áo thể thao, quần áo đồng phục, mũ, gối, giày,…
  • Công nghệ in chuyển nhiệt trên gỗ:In lên tranh gỗ, vật dụng gỗ,…
  • Công nghệ in chuyển nhiệt trên nhựa: In lên móc khóa, huy hiệu, vật dụng nhựa,…
  • Công nghệ in chuyển nhiệt trên gạch men: in lên gạch,…

Công nghệ in chuyển nhiệt là một công nghệ ưu việt và mang nhiều ưu điểm. Các doanh nghiệp có thể tham khảo để áp dụng công nghệ này vào những sản phẩm phù hợp.

Mời bạn tìm hiểu thêm:

5/5 - (2 bình chọn)
Chia sẻ
Đăng bởi
Nguyên Sơn