Công nghệ in Offset là gì? Xưởng in Offset giá rẻ tại Hà Nội

In Offset là gì? Địa chỉ in tem nhãn decal Offset giá rẻ

In Offset là kỹ thuật in được sử dụng phổ biến nhất, chất liệu đa dạng, quy trình diễn ra với 5 bước cơ bản. Xưởng in Sơn Nguyên tại Hà Nội cam kết cung cấp dịch vụ In Offset giá rẻ, chất lượng, ưu đãi đặc biệt khi in số lượng lớn.

In Offset là gì?

Theo vi.wikipedia.org, In Offset một kỹ thuật in ấn trong đó, các hình ảnh dính mực in được ép lên các tấm cao su (còn gọi là các tấm offset) trước rồi mới ép từ miếng cao su này lên giấy. Khi sử dụng với in thạch bản, kỹ thuật này tránh được việc làm nước bị dính lên giấy theo mực in.

Nhờ mực in gián tiếp qua tấm Offset mới đến bề mặt chất liệu in mà bản in ra không bị nhòe mực và chất lượng giữa các bản in đạt được sự đồng đều. Cùng với đó, máy in Offset có công suất và tốc độ cao, thời gian in ấn nhanh với đơn hàng số lượng lớn. Vì vậy, in Offset trở thành công nghệ in phổ biến nhất hiện nay, được sử dụng ở hầu hết các xưởng in công nghiệp.

Sự xuất hiện lần đầu tiên của công nghệ in Offset và công nghệ in thạch bản là tại Anh vào những năm 1875. Vào lúc này, chúng được ứng dụng để in Offset trên kim loại. Trống Offset được làm bằng chất liệu chất các tông truyền hình ảnh cần phải được in mẫu in thạch bản lên bề mặt của kim loại. Trong khoảng 5 năm sau đó, giấy carton đã được cải tiến và thay thế bằng những tấm cao su. Người đầu tiên ứng dụng kỹ thuật in Offset ở trên bề mặt giấy là ông Ira Washington Rubel vào năm 1903.

Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến thành phẩm in ấn Offset:

  • Chất lượng giấy: Giấy in sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến độ bám mức cũng như hình ảnh sau in. Chọn lựa giấy thô hay giấy láng sẽ tùy thuộc theo nhu cầu in ấn của khách hàng.
  • Mực in cần được cấp đều và canh chỉnh sao cho thật phù hợp để tránh sự sai lệch về màu in trên thành phẩm.
  • Để công nghệ in Offset chất lượng thì những loại máy in Offset công nghệ hiện đại sẽ đáp ứng được chất lượng in.
  • Phụ thuộc vào kỹ thuật in, kinh nghiệm in của từng đơn vị doanh nghiệp.

In Offset được ứng dụng để in:

  • In decal tem nhãn
  • In Category
  • In tờ rơi, tờ gấp
  • In thiệp, bưu thiếp
  • In tem chống hàng giả
  • In báo, tạp chí
  • In sách

In Offset khác gì so với in kỹ thuật số?

Có rất nhiều người thắc mắc liệu in Offset với in phun kỹ thuật số có gì khác nhau. Ông Nguyễn Văn Sơn – chủ xưởng in Sơn Nguyên 10 năm kinh nghiệm cho biết: “Sự khác biệt rõ ràng nhất ở 2 phương thức in này đó là in Offset phù hợp với khối lượng bản in rất lớn (có nghĩa là bản in ra hàng nghìn tới hàng triệu bản copy) và in kỹ thuật số phù hợp cho in số lượng ngắn (tức là chạy từng bản một). Hiện nay có rất nhiều công nghệ in kỹ thuật số hiện đại như: In phun, in UV, in chuyển nhiệt, in laser… Mỗi loại in kỹ thuật số khác nhau sẽ phù hợp với các loại vật liệu khác nhau. In kỹ thuật số> có thể dễ dàng in nhanh ra một bản in hoặc một bản sao của một cuốn sách với thời gian rất ngắn. Trong khi đó in Offset đòi hỏi một số lượng đáng kể thời gian thiết lập khuôn mẫu và vật chất.

Cách in thông tin, hình ảnh lên giấy giữa 2 công nghệ in Offset và kỹ thuật số khác biệt, do vậy sẽ ảnh hưởng đến chi phí in trên hệ thống công nghệ in đó, và sự khác biệt này ảnh hưởng đến chi phí của khách hàng in ấn.

Trường hợp nếu bạn cần in với một số lượng ít các bản in, các bản in nội dung thông tin không giống nhau (bảng quảng cáo…) thì nên lựa chọn in kỹ thuật số. Máy in kỹ thuật số rẻ hơn đáng kể cho các dự án nhanh chóng thay đổi nội dung hoàn toàn. In ấn kỹ thuật số cung cấp thời gian quay vòng hiệu quả rất cao vì thời gian thiết lập nhỏ rất rất nhiều. Cửa hàng làm in kỹ thuật số có thể cung cấp cùng một ngày và ngày hôm sau in bản khác vì thế sẽ nhanh hơn so với những người có in Offset.

Còn trường hợp bạn cần in với số lượng lớn, nội dung các bản in giống nhau: tờ rơi, voucher, sách, phiếu bảo hành, tem nhãn giấy… thì giải pháp tối ưu và nhanh nhất là in Offset. Từ 1 cái khuôn mẫu được thiết lập ban đầu, bạn có thể in hàng trăm nghìn, triệu bản giống nhau trong thời gian ngắn.

Quy trình in Offset cơ bản diễn ra như thế nào?

Như đã đề cập, in Offset là một quá trình in gián tiếp. Điều này có nghĩa là trong quá trình in, một hình trụ được phủ một tấm cao su đặt giữa tấm in và giấy. Lúc này mực in được chuyển gián tiếp trên tờ in. Điều này đảm bảo một bản in đồng đều, chất lượng in tương tự có thể được tạo ra trong các lần in tiếp theo. Không giống như quy trình in thạch bản, trong in Offset, các quy trình phần lớn được tự động hóa.

Bước 1: Thiết kế bản in đồ họa

Để có được bản in Offset chất lượng, không bị lỗi hỏng đầu tiên phải tạo ra chế bản in trên chuẩn trên máy tính hay có thể hiểu là thiết kế bản in chuẩn file. Bản in cần đảm bảo hài hòa về bố cục, màu sắc, kích thước…

Bước 2: Output film (xuất film)

Sau khi thiết kế bản in đồ họa hoàn thành, bước tiếp theo là tiến hành xuất bản để outfilm. Đối với các bản in có hình ảnh, film sẽ được out thành bốn tấm đại diện cho bốn lớp màu C (Cyan), M (Magenta), Y (Yellow), K (Black).

Để hiểu rõ hơn thì chúng ta sẽ tìm hiểu một chút về 4 lớp màu trong quy trình Offset: Hệ màu được sử dụng trong in Offset là CMYK, và tất cả các màu sắc cần để in được ra thành sản phẩm đều có thể được pha từ 4 màu này. Lấy ví dụ:

  • >Màu Xanh Blue (xanh tím) là sự kết hợp của hai màu C (Cyan/xanh nhạt) và M (Magenta/hồng)
  • Màu đỏ là sự kết hợp từ màu Y (Yellow/vàng) và màu M (Magenta/hồng)
  • Và rất nhiều màu sắc khác có thể được tạo ra bởi sự kết hợp của 2, 3 hoặc 4 màu sắc trong hệ màu CMYK.

Bước 3: Phơi bản kẽm

Sau khi có 4 tấm phim, đem phơi từng tấm một lên bản kẽm. Có thể hiểu một cách đơn giản hơn là đem chụp hình ảnh của từng tấm phim lên từng tấm bản kẽm bằng máy phơi kẽm.

Bước 4: In Offset

Trong quá trình in Offset, kỹ thuật viên sẽ tiến hành in từng màu một, sự bố trí thứ tự trước sau của từng loại màu in sẽ phụ thuộc vào kỹ thuật và kinh nghiệm của kỹ thuật viên.

Trước tiên, kỹ thuật viên in ấn sẽ lựa chọn một trong 4 kẽm màu để lắp lên quả lô máy in Offset. Ở phần vào mực của máy, kỹ thuật viên cũng sẽ cho loại mực tương ứng. Ví dụ bản kẽm màu C (Cyan), kỹ thuật viên cũng cho mực C và tiến hành in. Quả lô quay qua tờ giấy sẽ đập phần tử in xuống tờ giấy in.

Quy tắc về thứ tự chồng màu trong in Offset:

  • In 4 màu: ướt chồng ướt đen -> xanh -> đỏ magenta -> vàng
  • In 2 màu: ướt chồng ướt và ướt chồng khô Xanh cyan – Đỏ magenta -> đen -> vàng
  • In 1 màu: ướt chồng khô Xanh cyan -> Đỏ magenta -> vàng ->đen

Sau khi chạy xong hết số lượng định in, kỹ thuật viên sẽ tháo kẽm ra, vệ sinh hết mực cũ, lắp kẽm mới vào, cho giấy đã in màu mới in vào và lại tiếp tục quy trình cũ. Quá trình tiến hành tuần tự cho đến khi hết cả 4 màu, 4 màu đó được in chồng lên nhau sẽ cho ra bản in cuối cùng.

Lưu ý: Một điều cần lưu ý ở bước này là trong quá trình in, cần có sự thử nghiệm trước. Ban đầu sẽ chỉ thử in  mỗi màu khoảng 50 bản in để xem màu sắc được in ra có ổn định hay không? Tổng cộng là phải in thử khoảng 200 bản.

Vì vậy khi in ấn, người ta thường tính dư giấy cho bước này (hay còn gọi là bù hao giấy). Sau khi cảm thấy màu sắc in ra đã đẹp và ổn định thì bạn có thể bắt tay vào quy trình in Offset sao cho đủ số lượng cần thiết.

Bước 5: Gia công sau in

Sau khi in Offset, bước cuối cùng để hoàn thiện bản in đó là gia công sau in: cán mờ và cán bóng. Trong đó, cán mờ sẽ tạo ra bề mặt mịn và mềm. Cán bóng sẽ cho bề mặt bóng hẳn lên. Việc cán mờ và cán bóng sẽ giúp sản phẩm in xong được đẹp và bền hơn. Tiếp đến là công đoạn xén: Thông thường khi in người ta sẽ để tờ giấy to (phù hợp với khổ máy) để in; sau khi in xong sẽ sử dụng máy xén để xén thành phẩm về với kích thước mong muốn.

Để đảm bảo quá trình in Offset không xảy ra lỗi và phải tiến hành in lại, kỹ thuật viên in ấn phải thực sự tỉ mỉ trong các bước, để tạo nên bản in chất lượng.

Những điều cần chuẩn bị trước khi In Offset

Thiết kế bản in

Bước đầu tiên trong quy trình in offset là thiết kế chế bản sản phẩm cần in trên máy vi tính. Bước này khá quan trọng, bạn cần phải thiết kế một cách cẩn thận và đầy đủ những thông tin cần đưa vào sản phẩm. Bạn muốn sản phẩm được in ra như thế nào thì bản thiết kế trên máy tính phải như thế ấy. Hãy nhớ căn chỉnh sao cho đẹp mắt để có được một bản in offset giá rẻ hoàn chỉnh nhé.

Yêu cầu đối với thiết kế bản in:

  • Kích thước lớn
  • Bản in sắc nét
  • Lưu dưới định dạng phù hợp trong in ấn:
    • .AI: Bản vẽ hoặc file đồ họa vector Adobe Illustrator\
    • .EPS: File hình ảnh được tạo ra bằng cách sử dụng Adobe Illustrator, được thiết kế để in độ phân giải cao. Tiêu chuẩn tập tin để nhập và xuất cho các phầm mềm đồ họa khác.
    • .CDR: Corel Draw Vector
    • .Tiff: Định dạng đồ họa bitmap ưa thích để in ấn có độ phân giải cao
    • .Jpg / .Jpeg: Tiêu chuẩn định dạng nén hình ảnh nhiếp ảnh
    • .Psd: Bitmap tập tin được tạo ra bằng cách sử dụng Adobe Photoshop
    • .Indd: Phần mềm InDesign từ Adobe
    • .PDF: Tạo từ phần mềm Adobe Acrobat

Xác định kích thước, chất liệu và số lượng in

Đây là những điều cơ bản bạn cần xác định trước khi in ấn. Bởi vì những yếu tố này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến giá thành khi in ấn.

Về kích thước:

  • Kích thước tem bảo hành hình chữ nhật là 1x 1.5, 1x 2, 1x 2,5, 1x 3, 1,5 x , 2×4 cm. Thông thường, tem nhãn hình chữ nhật sẽ được dán lên các bề mặt phẳng, không có nhiều góc cạnh. Để tránh tình trạng tem bảo hành bị vỡ khi dán.
  • Kích thước đường kính của tem bảo hành hình tròn là 0,8; 1; 1,5; 2; 2,2cm. Được sử dụng để dán lên những vị trí nhỏ có hình dạng tròn, tạo nên sự đồng nhất, bắt mắt về hình dáng.
  • Kích thước dạng tem bảo hành hình elip là 0,8 x 1,3; 1 x 1,5; 1 x 2 và 1,2 x 1,8 cm. Và được dán trên những hình dạng cong tròn.
  • Kích thước decal thông thường được thiết kế với tiêu chuẩn là 2cm x 3cm, 3cm x 4,5cm, 4cm x 6cm, 5cm x 8cm,…
  • Và với kích thước sticker tròn thông dụng là 1x1cm, 1.5×1.5cm, 2x2cm, 2.5×2.5cm, 3x3cm, 3.5×3.5cm,4x4cm, 4.5×4.5cm, 5x5cm, 5.5×5.5cm…

Về chất liệu: Những chất liệu mà bạn có thể lựa chọn là

Về số lượng in: Về cơ bản số lượng in càng lớn sẽ giúp bạn tiết kiệm chi tiết càng nhiều. Lấy ví dụ cho bạn dễ hiểu thông qua bảng giá trên: Nếu bạn in 200 tem giá decal giấy hình chữ nhật kích thước 2x3cm, mỗi tem = 600 đồng, khi bạn tăng số lượng in lên 1000 tem, mỗi tem lúc này giá =190 đồng (rẻ hơn 3 lần so với giá in 200 tem); đặc biệt khi in 5000 tem, mỗi tem lúc này giá chỉ còn = 80 đồng (rẻ hơn gần 8 lần so với giá in 200 tem).

Xưởng in Sơn Nguyên – Địa chỉ in Offset uy tín, giá rẻ

Tại Hà Nội, số lượng các đơn vị cung cấp dịch vụ in ấn quả thực rất nhiều, lên tới con số hàng trăm. Thế nhưng, có thể bạn không biết, số lượng đơn vị sở hữu xưởng in chỉ đếm trên đầu ngón tay mà thôi. Lý do bởi để đầu tư chi phí mua các thiết bị máy móc in ấn, nhân lực lên tới cả vài tỷ đồng, không phải đơn vị nào cũng đủ điều kiện.

Sơn Nguyên tự hào khi sở hữu xưởng in quy mô lớn, lợi thế khi có xưởng in là:

Thứ nhất, Sơn Nguyên có thể chủ động in các đơn hàng, kiểm soát thời gian in – giao hàng. Với các đơn hàng cần gấp số lượng lớn, Sơn Nguyên hoàn toàn có thể đáp ứng.

Thứ hai, Sơn Nguyên nhận in trực tiếp, như vậy khách hàng không cần phải in qua đơn vị trung gian (giá thành thường đắt đỏ hơn). Mức giá Sơn Nguyên đưa ra in Offset rẻ hơn so với mặt bằng chung thị trường.

Thứ 3, một lý do khiến giá in tem nhãn, decal bằng công nghệ in Offset tại Sơn Nguyên rẻ là bởi công ty có nhiều máy in hiện đại, quy trình in tự động nhiều, giảm nguồn nhân công, do vậy đầu ra sản phẩm hoàn thành sẽ thấp hơn do giảm được phí thuê nhân lực làm việc.

Thứ 4, Sơn Nguyên nhận khối lượng bản in rất lớn/ ngày, do đó nhu cầu nhập các nguyên liệu in như giấy, mực… cực lớn. Khi nhập với số lượng lớn và liên tục như vậy thì Sơn Nguyên sẽ được đối tác đưa ra mức giá ưu đãi. Nguồn nguyên liệu đầu vào được giá thấp nên chi phí in ấn cũng được công ty giảm bớt cho khách hàng…

Thứ 5, Với các bản in Offset đơn giản, Sơn Nguyên còn hỗ trợ miễn phí thiết kế. Trừ trường hợp khách hàng muốn thiết kế cầu kỳ, phức tạp thì Sơn Nguyên mới thu phí thêm, tuy nhiên mức phí này cũng sẽ rất ưu đãi do khách đặt in tại xưởng của Sơn Nguyên.

Dịch vụ in Offset tại xưởng in Sơn Nguyên
Dịch vụ in Offset tại xưởng in Sơn Nguyên

Lý do bạn nên chọn in Offset tại Sơn Nguyên?

  • Tại Sơn Nguyên nhận in ấn các sản phẩm in Offset trên nhiều chất liệu khác nhau: Giấy, vải, nhựa và xi bạc, mang đến nhiều sự lựa chọn đa dạng cho khách hàng.
  • Sở hữu đội ngũ nhân công gần 10 năm kinh nghiệm, Sơn Nguyên cam kết sẽ cho ra các bản in giống với mẫu khách hàng yêu cầu và giao hàng đúng hẹn.
  • Hỗ trợ thanh toán linh hoạt.
  • Hỗ trợ giao hàng toàn quốc. Với các đơn nội thành Hà Nội, Sơn Nguyên miễn phí vận chuyển; còn với các đơn ở xa, ngoại thành hoặc ở tỉnh, công ty hỗ trợ 50% chi phí vận chuyển cho khách hàng.
  • Số lượng in càng lớn giá thành càng được ưu đãi. Với các khách hàng quen, Sơn Nguyên cũng có những chính sách chiết khấu % hấp dẫn.
  • Chính sách tư vấn chăm sóc khách hàng miễn phí, quy trình làm việc chuyên nghiệp.

Báo giá in Offset tại Sơn Nguyên

Giá in Decal, tem nhãn bằng công nghệ in Offset tại Sơn Nguyên phụ thuộc vào những yếu tố sau:

  • Kích thước bản in: Với các bản in kích thước lớn do tốn nhiều nguyên liệu in: giấy, mực… nên chắc chắn giá thành sẽ cao hơn so với bản in khổ nhỏ.
  • Chất liệu in: Chất liệu bản in cũng quyết định giá tổng thể in, chẳng hạn nếu bạn chọn in Offset trên chất liệu giấy thì sẽ rẻ hơn so với chất liệu nhựa.
  • Số lượng bản in: Đối với in Offset, số lượng in càng lớn thì chi phí tính trên 1 bản in càng rẻ.
  • Phí thiết kế: Khách hàng có thể yêu cầu in theo mẫu có sẵn chuẩn bị từ trước hoặc sử dụng dịch vụ thiết kế tại Sơn Nguyên. Nếu có mẫu sẵn hoặc thiết kế đơn giản, khách hàng không mất phí thiết kế. Nếu mẫu in phức tạp, Sơn Nguyên sẽ tính phí thiết kế ưu đãi nhất.
  • Gia công sau in: Khách hàng có thể chọn gia công hoặc không gia công sau in. Nếu muốn bản in có độ bóng, bền màu hơn, khách hàng có thể yêu cầu cán màng bóng sau in. Khi đó chi phí in sẽ cao hơn, cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi thực hiện.

Để được báo giá in Offset chuẩn xác nhất chỉ trong 15 phút, bạn vui lòng liên hệ về địa chỉ:

Công ty cổ phần in Sơn Nguyên

  • Hotline: 0979262230
  • Địa chỉ: 389 Trương Định – Hoàng Mai – Hà Nội
  • Email: congtyinsonnguyen@gmail.com

Ngoài in Offset, Sơn Nguyên còn cung cấp thêm những công nghệ in khác để bạn có thêm sự lựa chọn:

Ưu và nhược điểm của công nghệ in Offset

Ưu điểm công nghệ in Offset

Thứ nhất, in Offset chi phí rất rẻ

Tuy nhiên cần nhấn mạnh rằng chi phí chỉ rẻ khi bạn in với số lượng bản in lớn, các bản in giống nhau về nội dung, hình ảnh… Còn nếu bạn in với số lượng nhỏ thì chi phí in Offset sẽ tương đối cao.

Lý do bởi in Offset sử dụng khuôn kẽm cho một sản phẩm in, vì vậy nó đã tạo nên chi phí cố định, khi bạn in ấn với một số lượng càng lớn thì chi phí phải trả cho mỗi đơn vị sản phẩm in càng thấp do đã phân bổ chi phí cố định. Ngược lại, bạn in ấn với một số lượng nhỏ thì lượng chi phí cố định cũng không thay đổi, bạn chỉ giảm được biến phí như tiền nguyên vật liệu, gia công,…

Sẽ chẳng ai mất công khắc thông tin lên ống kim loại… rồi chỉ để in vài chục, vài trăm bản in cả. Bởi như vậy chi phí đội lên mỗi bản in sẽ đội giá rất cao, và lãng phí khuôn in.

Thứ 2, chất lượng bản in đẹp, sắc nét, rõ ràng

Khi sử dụng công nghệ Offset, hình ảnh, chữ viết trên bản in rõ ràng và chất lượng các bản in đồng đều với nhau, không bị mờ hay lem màu. Lý do vì mực in qua tấm Offset bằng cao su trước khi in lên bề mặt chất liệu in, cao su sẽ thấm mực, nhờ vậy mực in không bị chảy, không bị ướt, áp sang giấy tránh được tình trạng nhòe mực. In Offset ứng dụng trên nhiều bề mặt: giấy, nhựa, gỗ, vải, kim loại, da,…<

Thứ 3, tuổi thọ bản in bền hơn

In Offset dùng ống bản in loại khắc sẵn thông tin thay cho trống mực (ink drum) trong máy in kỹ thuật số, và không in trực tiếp mà thông qua một ống cao su ép hình ảnh lên giấy, nhờ vậy mà tuổi thọ các bản in lâu hơn.

Thứ 4, thời gian in nhanh chóng

Trừ khâu làm khuôn in ban đầu có thể tương đối lâu một chút còn thao tác in sau đó lại cực kỳ nhanh. Các máy in Offset công suất lớn chạy ngày đêm có thể in vài chục, vài trăm nghìn bản, đáp ứng được những đơn hàng cần gấp của khách.

Chú ý: Offset là công nghệ không kén chất liệu in: giấy, vải, xi bạc, nhựa.  Thế nhưng bề mặt chất liệu đó phải phẳng và nhẵn. Nguyên nhân vì sử dụng tấm in Offset, nếu bề mặt không phẳng và nhẵn, tấm Offset cao su sẽ không tiếp xúc hết với bề mặt cần in, hình ảnh in được sẽ không trọn vẹn, đồng thời mực in cũng không đều.

Bạn có thể tìm hiểu chi tiết hơn trong bài:

Nhược điểm của công nghệ in Offset

  • Cần có sự chuẩn bị kỹ càng và khá mất thời gian trước khi thực hiện quá trình in.
  • Cần kiểm tra bản thiết kế một cách kỹ càng trước khi in ấn vì nếu có sai sót sẽ gây thiệt hại lớn, hủy thành phẩm in với số lượng lớn.
  • Không thích hợp với in ấn số lượng ít vì sẽ tốn rất nhiều chi phí cũng như việc lên khuôn.

Tham khảo thêm về Sơn Nguyên tại:

Facebook: facebook.com/inansonnguyen

Pinteres: pinterest.com/insonnguyenhanoi

Youtube: youtube.com/channel/UCQXZ6YJFGZ0f4MtM5-qQ_FA

Cập nhật lần cuối: 03/09/2021

5/5 - (4 bình chọn)