Mực in gốc nước là gì? – Đặc điểm và ứng dụng

Mực in gốc nước là gì? - Đặc điểm và ứng dụng

Trong ngành in, ta thường nghe đến những thuật ngữ về mực in. Loại mực in quan trọng đầu tiên ta cần biết đến là mực in gốc nước. Vậy mực in gốc nước là gì?

Mực in gốc nước là gì?

Mực in gốc nước được tạo ra bằng cách kết hợp dung môi chính là nước với các phụ gia khác như nhựa Acrylic, wax tổng hợp và bột màu. Mực này tan trong nước ở nhiệt độ thường, có thể in trực tiếp trên các chất liệu làm từ gốc xenlulozo như: giấy, vải, gỗ,…

Mực in gốc nước
Mực in gốc nước

Các loại mực gốc nước thường có đặc tính là hòa tan trong nước ở nhiệt độ thường (dễ tan từ 50-60 độ C và khó tan dưới 25 độ C). Tại thị trường Việt Nam các loại mực gốc nước loại tốt phổ biến: Matsui, ColorLab, Silkflex, Shinakamura, Furukawa, CSC,…

Để nhận biết mực gốc nước, dựa vào thuộc tính, bạn nhỏ vài giọt mực vào nước, thấy tan nhanh thì đó là mực gốc nước. Bạn sẽ không cần sấy hay xử lý nhiệt với bản in mực nước, nó có thể khô tự nhiên trong điều kiện thường.

Đặc điểm của mực in gốc nước

Ưu điểm

  • Mực in lụa gốc nước khá thân thiện với môi trường
  • Thích hợp in lên sản phẩm quần áo cho trẻ em
  • Mực in khi thấm vào vải có cảm giác nhẹ nhàng, chất vải sau khi in tạo cho người mặc cảm giác cổ điển.
  • Mực gốc nước có độ bám cao
  • Chất lượng in bền không bị nứt và tróc sau nhiều lần giặt.

Nhược điểm

  • In bằng mực gốc nước có màu sắc không được sống động tạo vẻ bạc và cũ kỹ nên nhiều người không thích
  • Không dùng được trên các loại vải tối màu, dễ in bị sai lệch màu sắc
  • Không in được trên chất liệu vải nylon, 100% vải polyester.

Mực in nước thường dùng trong công nghệ in nào?

Mực in gốc nước thường được dùng trong công nghệ in Flexo. Kỹ thuật in flexo được sử dụng chủ yếu để in thùng carton, in các loại decal nhãn hàng hóa, sticker, in nhãn mác bao bì, các loại màng…

Mực in Flexo có rất nhiều loại để lựa chọn, nhưng một trong những loại sử dụng phổ biển nhất là K – Imaz W, đây là loại mực in Flexo gốc nước, có thể in được trên các vật liệu như nhựa PE, nhựa PP, giấy,nhựa PVC, PS, màn mạ kim loại, ABS,…Đây là loại mực ra đời sau các loại mực Flexo thông thường khác.

Ngoài ra, để sử dụng mực in gốc nước trong ứng dụng in vải, người ta sử dụng công nghệ in lụa. Pha mực nước để in trên bề mặt không dễ, đặc biệt là càng khó hơn đối với in vải, nên người thợ làm công tác này phải có tay nghề kỹ thuật cao. Đây là kỹ thuật dùng mực gốc nước để in thay vì mực UV. Chủ yếu dùng cách này để in lên trên vải bằng loại mực mờ đục (thấp hơn plastisol).

Ứng dụng của mực in gốc nước

Nhóm này dùng in trực tiếp lên các vật liệu làm từ xenluloza như vải sợi bông, vải lụa, đay, gai, mây tre, chiếu cói, gỗ,… Mực in nhóm này để khô tự nhiên tức là dùng không cần qua xử lý nhiệt hay ánh sáng.

Mực in gốc nước được ứng dụng trong in vải, in lụa,...

Khi in mực này thường lau bản bằng nước và dùng nước cất hoặc dung môi gốc nước để pha loãng. Cũng chính vì đặc điểm này mà mực sẽ bám kém hơn mực dầu nhưng thân thiện với môi trường hơn. Để in trên các chất liệu như gỗ, giấy carton, mực in gốc nước thường được pha sẵn màu. Tuy nhiên nếu in trên vải thì mực in sẽ được bán riêng và màu cốt bán riêng.

Ngành in vải là ngành sử dụng mực nước phổ biến nhất trong đó người ta phân chia thành 2 loại là: bóng dẻo và hàng nước. Bóng dẻo thường là mực tạo bề mặt gồ lên trên vải còn hàng nước là mực thấm xuống nền vải.

Trên thị trường hiện nay, các loại mực nước thường đã được pha sẵn đầy đủ thành phần, tuy nhiên khách hàng cũng có thể mang về tự điều chế mực từ Chướng, Binder cầm màu, fixer, cốt màu và phụ gia.

Mực in nước cũng được ứng dụng nhiều trong in thùng carton, in bao bì với công nghệ in Flexo. Tuy cho chất lượng bản in không cao như các loại mực in khác nhưng đảm bảo thân thiện môi trường và giá thành rẻ.

So sánh mực in gốc nước và mực in gốc dầu

Mực in gốc dầu phần lớn được điều chế từ dầu mỏ nên có mùi dầu, tùy vào hàm lượng dầu mà có mùi nồng hay nhẹ. Đây cũng là đặc điểm nhận biết đơn giản nhất, bạn ngửi thấy mùi dầu là mực in gốc dầu.

Mực in gốc dầu
Mực in gốc dầu

Cả hai loại mực này đều được sử dụng nhiều trong các máy in văn phòng loại nhỏ và các máy in xưởng công suất lớn. Chúng in được trên nhiều chất liệu khác nhau và đều cho bản in có chất lượng tốt, hình ảnh đẹp.

Mỗi loại mực này đều có ưu và nhược điểm riêng, vì thế cũng sẽ có những ứng dụng riêng. Mực gốc dầu tuy bền màu hơn nhưng hình ảnh in không đẹp bằng mực gốc nước mà chi phí cũng cao hơn. Mực gốc dầu còn dễ làm nghẹt đầu phun do có thành phần keo UV.

Nếu cần bản in chất lượng tốt, bền màu, lưu trữ trong thời gian dài nên sử dụng mực in gốc dầu. Còn nếu cần bản in đẹp, hình ảnh sắc nét, màu sắc tươi sáng, sống động, chi phí in ấn thấp và không cần lưu trữ thời gian dài nên chọn mực in gốc nước.

Như vậy, mực in gốc nước là loại mực tương đối dễ dùng và phổ biến. Tuy hiện nay trên thị trường đã có nhiều loại mực tốt hơn, ưu việt hơn nhưng mực gốc nước vẫn là một trong những loại mực in quan trọng trong lĩnh vực in ấn.

Ngoài ra, bạn có thể tìm hiểu thêm về các loại mực in khác Tại đây.

Tham khảo thêm về Sơn Nguyên tại:

Facebook: facebook.com/inansonnguyen

Pinteres: pinterest.com/insonnguyenhanoi

Youtube: youtube.com/channel/UCQXZ6YJFGZ0f4MtM5-qQ_FA

Cập nhật lần cuối: 10/09/2021

5/5 - (1 bình chọn)
Mục nhập này đã được đăng trong Chia sẻ và được gắn thẻ .