Mực in gốc dầu là gì? Cách khắc phục nhược điểm trong in ấn

Mực in gốc dầu là gì? Cách khắc phục nhược điểm trong in ấn

Mực in gốc dầu là một trong những loại mực in phổ biến nhất hiện nay bởi tính linh hoạt và bền màu của nó. Tuy vậy, mực gốc dầu có những nhược điểm mà các nhà in phải khắc phục để không làm ảnh hưởng đến chất lượng bản in.

1. Mực in gốc dầu là gì?

Mực in gốc dầu là loại mực được điều chế từ dầu mỏ. Do đó, nó có mùi dầu, mùi nặng nhẹ tùy loại nhưng thường thì mực UV hay Plastisol, eco-solvent thường có mùi nhẹ hơn và được gọi tên riêng vì đã có cải tiến và có đặc trưng khác nhau về xử lý trung gian.

Mực in gốc dầu UV
Mực in gốc dầu UV

Tùy vào hàm lượng dầu mà có mùi nồng hay nhẹ. Đây cũng là đặc điểm nhận biết đơn giản nhất, bạn ngửi thấy mùi dầu là mực in gốc dầu.

Một số loại mực gốc dầu được sử dụng phổ biến hiện nay: Mực Pigment UV, Mực Pigment Ultra…

2. Đặc điểm của mực in gốc dầu

Đặc điểm của mực dầu là bám tốt hơn mực nước nhưng tỷ lệ độc hại cao hơn mực nước. Trong ngành in thường có phân cấp độc hại từ không chì (Lead Free), không kim loại nặng (Nonmetal), không Phthalate (Phthalate free) hay không Formaldehyde (Formaldehyde free)… tùy theo các nước khác nhau thì có các tiêu chuẩn khác nhau về độ độc hại để bảo vệ người tiêu dùng.

Mực dầu có tỷ lệ độc hại cao hơn mực nước
Mực dầu có tỷ lệ độc hại cao hơn mực nước

Ưu điểm

  • Mực in gốc dầu có độ bám tốt.
  • Sản phẩm cho ra màu sắc tinh tế sắc nét hơn mực in gốc nước, tuy nhiên mực gốc dầu cũng có tỷ lệ độc hại cao hơn.
  • Thích hợp in lên các sản phẩm như in túi xách, in lụa trên balo, in lụa trên dù, in lụa dép xốp, in lụa trên ly thủy tinh, in lụa trên vải không dệt, in lụa trên kính, in lụa trên kim loại…

Nhược điểm

Vì mực gốc dầu rất đa dạng và khó phân biết nên cách pha mực in lụa thường gặp nhiều khó khăn, pha mực in lụa đòi hỏi kỹ thuật và người có kinh nghiệm cao, nếu không màu sắc sẽ không đồng nhất và không được đẹp.

3. Một số loại mực in gốc dầu trên thị trường hiện nay

Mực gốc dầu có nhiều loại, các loại mực gốc dầu khác nhau chủ yếu ở cách xử lý trung gian.

Mực in Plastisol (gốc dầu nhẹ)

Mực plastisol thường khi ngửi khó nhận biết được gốc dầu nhưng khi lau bản hoặc dùng dung môi pha thì mới lộ ra là gốc dầu. Mực này có đặc điểm là tạo bề mặt đẹp, bám tốt hơn mực nước, bóng hơn mực nước về bản chất và có thể làm mờ tùy ý người dùng.

Tuy nhiên mực Plastisol phải xử lý nhiệt sau khi in trong nhiệt độ 160 độ trở lên trong thời gian ít nhất là 10 giây tùy theo độ dày. Nếu không xử lý nhiệt mực sẽ bở ra như khoai lang.

Mực Pigment UV

Mực Pigment UV thuộc hệ mực kháng nước gốc dầu. Loại mực này được tăng cường thêm UV tạo độ bền màu chống tia cực tím, làm cho hình ảnh in ra bền bỉ, lâu phai màu. Mực Pigment UV có 6 màu: gồm 4 màu cơ bản và 2 màu nhạt là Black, Cyan, Magenta, Light Cyan, Light Magenta, Yellow.

Pigment UV có ưu điểm là bền màu, lâu phai, hình ảnh đẹp, sắc nét, in được trên nhiều chất liệu giấy, độ dẫn mực tốt, không gây hại đầu phun.

Nhờ ưu điểm lâu phai, bền màu, ít bị ảnh hưởng bởi các tác động thời tiết nên mực gốc dầu thường được dùng tạo ra các hình ảnh dán trên xe, bảng quảng cáo, băng rôn ngoài trời hay in decal tem nhãn,…

Mực Pigment UV có độ bền màu cao nên là sự lựa chọn tốt nhất cho khách hàng khi in những tài liệu quan trọng. Mực Pigment UV tương thích với các đầu phun Epson như: T50, T60, A50, R1390, P50, A1430, R1400,… và các dòng máy lớn, hạn chế sử dụng cho các loại máy 4 màu như: Epson SX125, T13, T11…

Mực in Pigment UV
Mực in Pigment UV

4. Mực in gốc dầu phù hợp với công nghệ in nào?

Mực in gốc dầu tương thích với nhiều công nghệ in hiện đại: in phun kỹ thuật số, in flexo, in Offset

  • In phun kĩ thuật số: In kỹ thuật số là phương pháp in ấn hiện đại sử dụng máy in phun và máy in laser, các hình ảnh kỹ thuật số được phân tích và đưa vào in ấn trực tiếp các hình ảnh cho ra các sản phẩm ngay lập tức với số lượng lớn và chất lượng cao.
  • In Flexo: In Flexo là kỹ thuật in nổi, các phần tử in như hình ảnh, chữ viết… trên khuôn in nằm cao hơn các phần tử không in. Khi in, hình ảnh trên khuôn in ngược chiều, được cấp mực bằng trục anilox, sau đó truyền mực trực tiếp lên vật liệu in qua quá trình ép in.
  • In Offset: In offset là một kỹ thuật in ấn trong đó, các hình ảnh dính mực in được ép lên các tấm cao su (còn gọi là các tấm offset) trước rồi mới ép từ miếng cao su này lên giấy. Khi sử dụng với in thạch bản, kỹ thuật này tránh được việc làm nước bị dính lên giấy theo mực in.

5. Cách khắc phục nhược điểm của mực in gốc dầu

  • Trong quá trình sử dụng có thể phủ 1 lớp khăn mỏng lên bộ tiếp mực, tránh bụi bẩn hay tạp chất làm ảnh hưởng tới bộ hệ thống mực.
  • In thường xuyên để mực được chảy đều và không bị khô, nếu nhu cầu in ít khoảng 1-2 ngày khách hàng test 1 bản in màu để tránh bị nghẹt mực đầu phun.
  • Trung bình khoảng 6 tháng 1 lần, máy in cần được vệ sinh và thay bộ hệ thống tiếp mực để tránh mực cặn đọng lại làm nghẹt đầu phun máy in.

Mời bạn tìm hiểu thêm:

Tham khảo thêm về Sơn Nguyên tại:

Facebook: facebook.com/inansonnguyen

Pinteres: pinterest.com/insonnguyenhanoi

Youtube: youtube.com/channel/UCQXZ6YJFGZ0f4MtM5-qQ_FA

Cập nhật lần cuối: 10/09/2021

5/5 - (1 bình chọn)
Mục nhập này đã được đăng trong Chia sẻ và được gắn thẻ .