Mách bạn 2 cách tẩy bút xóa trên bàn gỗ văn phòng đơn giản

Mách bạn 2 cách tẩy bút xóa trên bàn gỗ văn phòng đơn giản

Nếu dùng các đồ vật chà sát, vết bút xóa sẽ biến mất nhưng mặt bàn cũng bị hư hại. Cách tốt nhất là sử dụng các loại hóa chất khiến vết mực tự rời ra, sau đó dễ dàng lau sạch chúng.

Tại sao mực bút xóa khó làm sạch

Bút xóa ra đời đầu tiên tại Mỹ vào năm 1956 với sản phẩm Liquid Paper của công ty Mistake Out. Loại bút này chứa chất mực màu trắng, có tác dụng che những phần lỗi sai trên giấy. Không những vậy, mực bút xóa còn chứa các chất có khả năng kết dính, bám chắc tránh bị bong ra làm lộ lỗi sai.

Thành phần chất mực trong bút xóa cơ bản gồm có:

  • Chất che phủ: Các chất che phủ phổ biến nhất là titan dioxide. Đây là một hợp chất vô cơ có nguồn gốc từ các quặng titan khác nhau. Nó có chỉ số khúc xạ cao, màu trắng mờ đục gần trùng với màu giấy giúp che phủ lỗ sai.
  • Màng polymer: Chất này là tác nhân chính giúp mực bút xóa bám chắc vào bề mặt bàn. Các loại nhựa polymer được sử dụng như nhựa acrylic, nhựa dầu mỏ, nhựa polyolefin clo hóa và thậm chí cao su tổng hợp. Để đạt chất lượng tốt nhất người ta sử dụng các hợp chất đồng trùng hợp của chúng với nhũ tương latex bằng cách trùng hợp methacrylic với một monome chứa nitơ và ethylene vinyl acetate.
  • Dung môi: Chất này có tác dụng điều chỉnh độ nhớt của các thành phần bên trên và kiểm soát thời gian khô của mực bút xóa. Các loại dung môi thường được sử dụng là dung môi gốc nước (thường là hỗn hợp của nước và rượu), dung môi gốc hữu cơ (acetone, toluene, xylene, ethyl acetate và methyl ethyl ketone).

Cách làm sạch vết bút xóa trên mặt bàn gỗ

Dựa vào thành phần mực bút xóa, chúng ta cần tìm các hóa chất có phản ứng hóa học với các chất có trong mực để vết mực phản ứng với hóa chất đó, bóng ra khỏi bề mặt gỗ.

Dùng kem đánh răng

Sử dụng kem đánh răng để tẩy vết bút xóa trên bàn làm việc
Sử dụng kem đánh răng để tẩy vết bút xóa trên bàn làm việc

Nhờ vào thành phần chất Hydrated silica được làm từ thạch anh, cát, đá lửa có tác dụng làm trắng và chất Sodium lauryl sulfate dùng để tạo bọt giúp cho kem đánh răng trở thành một trong những chất tẩy rửa và làm sạch các vết bẩn cứng đầu bám trên các vật liệu như: Vải, gỗ… vô cùng hiệu quả.

Cách thực hiện:

Bôi một lớp kem đánh răng lên chỗ cần xóa, dùng bàn chải đã qua sử dụng chà nhẹ lên vết bẩn. Bạn sẽ thấy có một lớp bột nhẹ sủi lên kéo theo vết bẩn ra khỏi mặt bàn. Sau đó lấy khăn mềm ẩm lau qua vết bẩn vừa mới được tẩy rửa là được.

Lưu ý: Không được chà xát quá mạnh tay tránh gây xước mặt bàn.

Sử dụng nước cốt chanh

Sử dụng nước cốt chanh để tẩy vết bút xóa trên bàn làm việc
Sử dụng nước cốt chanh để tẩy vết bút xóa trên bàn làm việc

Nước cốt chanh chứa thành phần chính là axit nitric C6H8O7 – một loại axit hữu cơ. Chất này phản ứng với nhựa trong thành phần mực bút xóa làm nó tách ra khỏi bề mặt gỗ.

Cách thực hiện: Dùng khăn mềm nhúng vào nước cốt chanh và chà nhẹ lên chỗ cần xóa cho đến khi chúng bong hết.

Nếu cảm thấy vẫn chưa sạch hẳn bạn có thể dùng tiếp nước cốt chanh cho lần vệ sinh tiếp theo, chắc chắn chỉ sau vài lần bạn sẽ không còn thấy bóng dáng của những vết bút xóa này nữa.

Toàn bộ những kinh nghiệm được chúng tôi chia sẻ dưới đây phần nào đã giúp các bạn có thêm cho mình những mẹo nhỏ đơn giản để làm sạch đồ dùng bị vấy bẩn thật hiệu quả.

Đừng để những đồ nội thất văn phòng của bạn không còn nguyên vẹn do sự ghé thăm của những vết bẩn cứng đầu này nhé! Chúc các bạn thành công!

Bài viết được tổng hợp và biên tập bởi Quang Huy – SEO Marketer tại Nội thất Đức Khang – Đơn vị sản xuất và phân phối các sản phẩm bàn làm việc dành cho giám đốc chất lượng, uy tín của các thương hiệu nổi tiếng. Bạn có thể tham khảo những sản phẩm này tại danh mục: Bàn giám đốc DKF – Nội thất Đức Khang.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm hiểu thêm:

Cập nhật lần cuối: 19/09/2022

4/5 - (14 bình chọn)