Có thể thấy, vật dụng bằng PVC xuất hiện mọi nơi xung quanh bạn. Đường ống nước dưới lòng đất, sàn nhà ốp gỗ giả dưới chân, quần áo bạn mặc hay cánh quạt trần cũng được làm từ PVC. Đây là loại nhựa tổng hợp được sử dụng nhiều thứ 2 thế giới (sau PE), được ứng dụng nhiều để sản xuất các đồ dùng bằng nhựa cứng.
Đọc nhanh
Nhựa PVC là gì? Nhựa PVC có đặc điểm gì?
Nhựa PVC có tên đầy đủ Polyvinyl Clorua được tạo ra sớm nhất trong lịch sử ngành nhựa từ việc tổng hợp nhân tạo vinylClorua khi được phơi dưới ánh nắng mặt trời.
Thực tế, có một số loại PVC như sau:
- PVC dẻo hay PVC-P (Mật độ: 1,1-1,35 g/ cm 3): PVC dẻo được hình thành bằng cách thêm các chất dẻo tương thích vào PVC làm giảm độ kết tinh. Những chất hóa dẻo này khiến PVC dẻo và trong hơn.
- PVC cứng hay PVC-U hoặc uPVC (Mật độ: 1,3-1,45 g/ cm 3 ): Đây là loại nhựa cứng với khả năng chống va đập, chống nước, chống hóa chất và ăn mòn cao.
- Polyvinyl Clorua hoặc perchlorovinyl clo hóa: Nó được điều chế bằng cách clo hóa nhựa PVC. Hàm lượng clo cao tạo ra độ bền cao, ổn định hóa học và chống cháy tốt.
- Định hướng phân tử PVC hoặc PVC-O: Nó được tạo ra bằng cách sắp xếp lại cấu trúc vô định hình của PVC-U thành cấu trúc phân lớp. Loại PVC này cứng và chịu lực tốt.
- PVC biến đổi hoặc PVC-M: Đây là loại PVC được hình thành bằng cách thêm các tác nhân biến đổi, tăng độ cứng và bền.
Những loại nhựa cũng được sử dụng phổ biến khác trong in tem nhãn:
Nhựa PVC được tạo ra như thế nào?
Trở lại gần 200 năm trước, vinylclorua (VC) – thành phần chính tạo ra PVC được Henri Regnault tổng hợp thành công năm 1835. Sau đó 37 năm, PVC được tìm thấy một cách ngẫu nhiên khi Baumann khi phơi ống nghiệm chứa vinylclorua dưới ánh sáng mặt trời. Phải đến 40 năm sau, PVC mới được công nhận do Iwan Ostromislensky (Nga) tìm ra và cùng năm đó quy trình sản xuất PVC được Fritz Klatte (Đức) công bố.
Tuy nhiên, lúc này người ta chưa tìm ra cách dẻo hóa PVC nên nó khá cứng, khó ứng dụng. Đến năm 1937, nó mới được sản xuất công nghiệp và dàn trở thành loại nhựa tổng hợp được sử dụng nhiều nhất thế giới cho đến khi bị PE soán ngôi.
Hiện nay, Polyvinyl Clorua được tạo ra từ một trong ba quy trình nhũ tương:
- Đình chỉ trùng hợp
- Trùng hợp nhũ tương
- Trùng hợp số lượng lớn
Nhựa PVC có ưu điểm gì?
PVC là một vật liệu rất linh hoạt và hiệu quả chi phí. Các thuộc tính và lợi ích chính của nó bao gồm:
Độ bền: PVC chịu được các điều kiện thời tiết khắc nghiệt, có khả năng chống ăn mòn, sốc và mài mòn. Do đó, bạn có thể thấy nó được sử dụng để sản xuất rất nhiều vật dụng ngoài trời. Nghiên cứu của Japan PVC Pipe and Fittings Association cho thấy các ống nước ngầm PVC gần như không bị hư hại nhiều sau 35 năm sử dụng.
Khả năng chống cháy: PVC chứa 57% clo có nguồn gốc từ muối thông thường, khi được đốt cháy hàm lượng clo của nó sẽ dập tắt ngọn lửa. Đồng thời, nhiệt độ cháy của PVC cao tới 455 ° C, nhiệt độ PVC giải phóng khi đốt cháy thấp hơn nhiều so với nhiệt độ được giải phóng bởi các loại nhựa khác như PE và PP nên nó ít có khả năng truyền lửa sang các vật liệu khác.
Cách điện: PVC chịu được cường độ điện lớn mà không bị phá vỡ cấu trúc, kết hợp với khả năng chống cháy, nó trở thành vật liệu lý tưởng để sản xuất cáp truyền thông, băng cách điện, cáp điện dân dụng, hộp công tắc và vỏ dây điện.
Tính chất cơ học: PVC ở điều kiện thông thường cứng, giòn, chịu lực tốt, có khả năng chống mài mòn, nhẹ và dẻo dai.
Kháng hóa chất: Mặc dù PVC hòa tan hoặc trương nở trong hydrocarbon thơm, ketone và ete tuần hoàn nhưng nó rất khó hòa tan trong các hóa chất hữu cơ khác. PVC chống lại hầu hết các hóa chất vô cơ. Do vậy, nó được sử dụng làm ống xả khí hoặc ống dẫn và ống các loại, bao gồm cả các ứng dụng y tế..
Nhựa PVC có an toàn không?
Trước 1970, PVC được sử dụng vô cùng rộng rãi vì dễ điều chế và gái rẻ, độ bền cao. Tuy nhiên đến năm 1970, người ta phát hiện ra trong PVC có chất vinyl chloride – thường được gọi là VCM có khả năng gây ung thư. Từ đó, nó được hạn chế sử dụng hơn, nhất là những loại bao bì thực phẩm vì lo ngại cho sức khỏe con người.
Một số ứng dụng nhựa PVC
Dùng nhựa PVC trong in tem nhãn
Tem nhựa PVC là loại decal có chất liệu bằng nhựa PVC với đặc tính chống thấm nước, dẻo dai (xé không rách), tuổi thọ tem và mực bền theo năm tháng nên được sử dụng để in tem nhãn mã vạch (tem S/N, nhãn Imei cho máy móc thiết bị), in tem trang sức, in tem ngành hải sản đông lạnh hoặc sử dụng trong môi trường ngoài trời (nắng, mưa)… Đặc biệt, tem nhựa PVC đem lại tính thẩm mỹ cao cho các mẫu tem nên cũng được ưa chuộng sử dụng cho những dòng sản phẩm cao cấp.
Nếu bạn quan tâm đến ứng dụng của PVC trong in ấn, bạn có thể tìm hiểu chi tiết hơn mục Dịch vụ In tem nhựa của Sơn Nguyên.
Giá thành in tem nhãn nhựa do hội tụ nhiều ưu điểm, bền đẹp nên chi phí khá cao. Trường hợp bạn muốn in tem nhãn giá rẻ thì các đơn vị nên tham khảo lựa chọn in tem giấy.
Dùng nhựa PVC trong sản xuất đường ống nước
Vinyl rất linh hoạt, bình thường nó khá cứng, chắc chắn, chịu lực tốt nhưng nếu cho thêm một số phụ gia trong quá trình sản xuất, nó sẽ mềm dẻo và dễ uốn hơn. Đồng thời với độ bền hóa chất, chống ăn mòn,… nó được sử dụng sản xuất nhiều loại ống nước khác nhau.
Dùng nhựa PVC trong sản xuất các loại ốp trong xây dựng
Vì có khả năng chống ẩm và mài mòn, PVC được sử dụng để ốp cửa sổ, lợp mái, làm hàng rào, ốp sàn và ốp tường. Vinyl không ăn mòn như một số vật liệu xây dựng, không yêu cầu sơn thường xuyên và có thể được làm sạch dễ dàng bằng các loại nước tẩy rửa nhẹ thông thường.
Dùng nhựa PVC trong sản xuất dây cáp
PVC có thể chịu được các điều kiện thời tiết khắc nghiệt như nhiệt độ và độ ẩm thay đổi, chống mài mòn, không bị ăn mòn bởi hóa chất, dẻo dai, chịu lực tốt nên được sử dụng trong hệ thống dây điện và cáp.
Dùng nhựa PVC trong sản xuất các tấm phủ, màng phủ
PVC khá cứng nhưng nếu thêm các chất hóa dẻo thích hợp sẽ điều chỉnh được độ dẻo mong muốn. Nó được sử dụng làm các loại màng mỏng như các tấm bạt che, áo mưa, nhãn chai nước hay mỏng hơn là các bao bì sản phẩm.
Vì PVC dễ điều chế, giá rẻ và tiện dụng nên nó được sử dụng phổ biến cho các đồ vật nhựa hàng ngày. Mặc dù được khuyến cáo trong PVC ó có chứa chất gây ung thư và khi đốt cháy tạo khí clo độc hại, gây ô nhiễm môi trường nhưng nhiều người vẫn lựa chọn sử dụng vì nó rẻ. Do đó, nếu bạn có sử dụng đồ nhựa thì hạn chế tiếp xúc với trẻ em (trẻ hay ngậm) và tránh đốt nhựa.
Cập nhật lần cuối: 17/11/2021