Giấy Glassine là gì và những ứng dụng trong in ấn

Giấy Glassine là gì và những ứng dụng trong in ấn

Giấy Glassine là một loại giấy thường được sử dụng làm giấy bọc hoa, gói hàng, lót thực phẩm, lót decal tem nhãn… Để đạt được những ưu điểm như mỏng, mịn, chống thấm, giấy Glassine đã phải trải qua một quá trình sản xuất tương đối phức tạp.

1. Giấy Glassine là gì?

Giấy Glassine (hay giấy bóng kính, giấy cách ly, giấy đế, giấy liner, giấy phủ Silicone, giấy dầu, giấy sáp) là một loại giấy mỏng, phẳng và mịn, có khả năng chống nước, không khí và dầu mỡ. Loại giấy này có màu trắng đục hoặc được nhuộm với nhiều màu sắc khác nhau. Có hai loại giấy bóng kính đó là giấy bóng trong và giấy bóng mờ.

Giấy Glassine
Giấy Glassine

2. Cách sản xuất giấy Glassine

Giấy bóng kính hoàn toàn không phải được làm từ thuỷ tinh hay nhựa mà được làm từ một loại loại sợi nguyên chất. Trong loại sợi nguyên chất đó có chứa chất cellulose, một chất cơ bản của tế bào.

Trước tiên, người ta dùng natri hidroxit (NaOH) để xử lý cellulose, sau đó tiếp tục dùng cacbon sunfuric (Ca2SO4) để xử lý. Sau khi để cho chúng diễn ra một loạt các sự thay đổi về hoá học và vật lý, tiếp tục đưa chất thu được hoà tan vào trong dung dịch natri hidroxit (NaOH) sẽ thu được một loại dung dịch giống như nhựa cao su, gọi đó là niêm dịch dính.

Đổ dung dịch dính này vào trong axit hiếm qua một khe cực nhỏ, lợi dụng phản ứng với axit hiếm để khử bỏ NaOH có trong niêm dịch dính rồi lại tạo ra một chất cellulose mới. Lúc này, tính chất của cellulose đã hoàn toàn thay đổi, trở thành một lớp màng trong suốt, gọi là giấy bóng kính.

Sau nhiều phản ứng hoá học, từ một loại sợi nguyên chất đã được làm thành giấy bóng kính, đó là nhờ sự kỳ diệu của hoá học.

Xưởng sản xuất giấy Glassine
Xưởng sản xuất giấy Glassine

>>>> XEM THÊM:Giấy Ford là gì? Đặc điểm, ứng dụng giấy Ford trong in ấn

3. Đặc điểm của giấy Glassine

Ưu điểm của giấy Glassine

  • Mỏng, phẳng, mịn, nhẹ
  • Có khả năng chống nước, chống thấm dầu mỡ
  • Có khả năng chống va chạm và cọ xát
  • Mang tính thẩm mỹ do có bề mặt mờ hoặc trong

Nhược điểm của giấy Glassine

  • Dễ rách, có thể xé rách
  • Không sử dụng được ở nhiệt độ quá cao
  • Không thể in ấn quá phức tạp trên giấy Glassine bởi chúng quá mỏng, dễ rách và không thấm mực. Thông thường, người ta chỉ nhuộm màu cho giấy Glassine và in ấn đơn giản lên giấy này. Giấy Glassine cũng không được ứng dụng chủ yếu trong việc tạo bộ nhận diện cho sản phẩm/doanh nghiệp nên việc in ấn cầu kỳ trên giấy Glassine là không cần thiết.
Túi giấy Glassine được in ấn đơn giản
Túi giấy Glassine được in ấn đơn giản

>>>> XEM THÊM:Giấy Duplex là gì? Phân loại và vai trò trong ngành in ấn

4. Ứng dụng của giấy Glassine

Lĩnh vực thực phẩm: Giấy Glassine có khả năng chống dầu mỡ, được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực dịch vụ thực phẩm. Nó được sử dụng như một lớp lót phát hành trên khay nướng hoặc hộp thiếc. Nó cũng là giấy được sử dụng để làm túi đựng cho các sản phẩm bánh kẹo, và được sử dụng ở các khổ nhỏ hơn để bọc thịt hoặc pho mát tại các quầy bán đồ ăn nhanh trong siêu thị.

Giấy Glassine dùng để lót dưới thực phẩm
Giấy Glassine dùng để lót dưới thực phẩm

Lĩnh vực in ấn: Giấy Glassine được sử dụng bằng cách kẹp xen kẽ giữa các trang sách để bảo vệ trang này khỏi tiếp xúc với trang đối diện. Nó có thể được sản xuất với độ pH trung tính, để ngăn ngừa thiệt hại do cọ xát hoặc tác động lực lớn. Nhờ vậy mà công dụng chống cọ xát, va chạm của giấy Glassine cũng được nhiều người ưa chuộng.

Ngoài ra giấy Glassine còn dùng để làm lớp lót khi In tem nhãn. Theo đó cấu tạo của decal thường được chia làm 4 phần:

  • Lớp mặt: sử dụng các chất liệu giấy khác nhau, thường là giấy AL. Mỗi sản phẩm in ấn sẽ yêu cầu sử dụng chất liệu riêng.
  • Lớp keo: Lớp keo ở giữa, thường là Acrylic, dính chặt vào lớp mặt.
  • Lớp ngăn dính: Có thể bằng silicon hoặc PE-silicon, được phủ lên mặt trên của lớp đế ngăn cách lớp đế không dính chặt vào lớp keo.
  • Lớp đế: lớp giấy cuối cùng, bóc ra khi sử dụng decal. Thường là giấy Kraft hay giấy Glassine, nhằm bảo vệ lớp keo khi chưa sử dụng.

Giấy Glassin được sử dụng cho nhiều dịch vụ in tem nhãn khác nhau như:

Vì không thấm nước nên giấy Glassine có thể được sử dụng để in bao thư, chứa đựng những bức ảnh, con tem giúp tăng độ bền, bảo quản đồ vật tốt hơn. Trong các album ảnh, giấy Glassine thường được dùng như tấm bóng kính để đựng ảnh. Nó vừa tạo ra nét thẩm mỹ độc đáo cho album mà còn vừa giúp lưu trữ những bức ảnh một cách an toàn.

Giấy Glassine được dùng để bảo vệ ảnh
Giấy Glassine được dùng để bảo vệ ảnh

Lĩnh vực trang trí: Chúng ta cũng thường bắt gặp giấy Glassine được dùng để gói hoa. Các tấm giấy Glassine nhiều màu sắc, mỏng mịn được dùng để thêm vào những lớp giấy gói nilon của bó hoa, vừa khiến cho bó hoa thêm sắc màu mà còn giúp bảo vệ bó hoa khỏi sự va chạm với bên ngoài và hạn chế ma sát giữa hoa và giấy bọc.

Giấy Glassine dùng để bọc hoa
Giấy Glassine dùng để bọc hoa

Lĩnh vực vận chuyển: Người ta dùng nó bọc bên ngoài các đồ vật dễ hư hỏng như: khung ảnh, bát đĩa, đồ thủy tinh dễ vỡ,… để bảo quản an toàn, chống vỡ, chống trầy xước khi vận chuyển.

Giấy Glassine tưởng chừng như mỏng manh, “dễ vỡ” như thủy tinh nhưng loại giấy này lại được ứng dụng hầu hết để bảo vệ đồ vật, hàng hóa. Với những đặc điểm nổi trội này, giấy Glassine ngày càng trở nên phổ biến và được ứng dụng rộng rãi hơn.

>>>> XEM THÊM: Giấy Crystal là gì? Ứng dụng tuyệt vời có thể bạn chưa biết

5. Mua giấy Glassine ở đâu?

Để mua giấy Glassine, bạn cần tìm đến những địa chỉ chuyên cung cấp giấy. Qua khảo sát, Sơn Nguyên đã tổng hợp được một số địa chỉ bán giấy Glassin để bạn có thể tham khảo như:

  • Công ty Gia Phúc
    • Địa chỉ: KP Phú Hòa, Phường Hòa Lợi, Thị Xã Bến Cát , Bình Dương
    • Hotline: 0933 633 967
  • Công ty CCV Việt Nam
    • Địa chỉ: 102A, Lô B15/D13 Khu đô thị mới Cầu Giấy Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, T.P Hà Nội
    • Hotline: 0866 419 986
  • Công ty NP Trading
    • Địa chỉ: P.6B, Lầu 4, Tòa Nhà The Landmark, Số 5B Đường Tôn Đức Thắng, P. Bến Nghé, Q. 1, Tp. Hồ Chí Minh (TPHCM)
    • Hotline: (028) 38273001

Sơn Nguyên tuy không cung cấp giấy Glassine nhưng hiện đang ứng dụng loại giấy này trong dịch vụ In tem nhãn decal của mình. Nếu bạn có nhu cầu in decal tem nhãn, hãy liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 0979 26 22 30 nhé.

Tìm hiểu thêm:

Cập nhật lần cuối: 08/10/2024

5/5 - (1 bình chọn)