Decal tem vỡ được dùng rất nhiều trong các sản phẩm tem bảo hành đồ điện tử, đồ gia dụng và được chia thành hai loại là decal vỡ giòn và decal vỡ dai. Vậy decal vỡ được tạo thành từ những chất liệu nào? Tìm hiểu qua bài viết sau.
Trước khi tìm hiểu về những chất liệu phổ biến khi in decal vỡ, doanh nghiệp cần biết sơ qua về các lớp cấu tạo nên decal, nhằm biết được chúng được cấu thành từ những chất liệu gì.
Đọc nhanh
Cấu tạo của decal vỡ
Decal vỡ gồm có 4 lớp:
- Lớp mặt: chứa nội dung, thông tin cần truyền tải trên decal
- Lớp keo: dùng để dán lên trên bề mặt của sản phẩm
- Silicon: lớp ngăn cách giữa keo và bề mặt đế, để lớp keo không bị dính vào phần đế
- Lớp đế: là phần để lưu lại các decal
Tìm hiểu chi tiết về dịch vụ in decal vỡ tại Sơn Nguyên
3 chất liệu thường dùng khi in decal vỡ
Giấy
Decal vỡ được làm từ một loại giấy đặc biệt có tính chất cực kỳ dễ vỡ để bảo vệ sản phẩm không bị tháo, bóc dỡ ra trước khi đến tay của người tiêu dùng. Tùy vào từng loại giấy sử dụng trên lớp mặt của decal mà người ta phân chia thành 2 loại là decal vỡ giòn và decal vỡ dai.
- Decal vỡ giòn: sử dụng loại giấy cực kỳ giòn ở mặt in, chỉ cần chịu một tác động nhỏ thì decal cũng có thể bị vỡ vụn ra thành nhiều mảnh nhỏ.
- Decal vỡ dai: lớp mặt decal vỡ dai sử dụng loại giấy không dễ vỡ, có độ dính cao, dính chặt vào sản phẩm và rất khó để bóc ra.
Ngoài ra, giấy còn được dùng làm lớp cuối cùng của decal vỡ, đó là lớp đế. Hai loại giấy được sử dụng nhiều nhất trong trường hợp này là giấy Kraft và giấy Glassine bởi chúng có độ dày vừa phải và dễ dàng tháo bóc ra khi dán tem lên sản phẩm. Tuy nhiên, vì lớp đế này không cần dùng đến sau khi lột tem và dán lên trên sản phẩm nên chất liệu được sử dụng cũng không được quan tâm và đầu tư nhiều.
Keo dính
Chất liệu thứ hai phải kể đến khi in decal vỡ chính là keo dính. Lớp keo này nằm ở ngay dưới lớp mặt, dùng để dính trực tiếp tem vỡ bảo hành lên sản phẩm. Đây là chất liệu không thể thiếu khi in tem vỡ hay bất kể loại decal tem nhãn nào bởi nếu thiếu chúng, tem nhãn decal sẽ không thể dính được lên sản phẩm.
Silicon
Lớp silicon nằm ở giữa phần keo dính với lớp đế của decal, có tác dụng ngăn cách không cho phần keo bị dính vào giấy ở mặt đế, vì vậy, lớp silicon này còn được gọi với tên khác là lớp chống dính. Lớp silicon của tem vỡ tuy không quan trọng nhưng cũng không thể thiếu được khi in decal.
Tác dụng của decal vỡ
Decal vỡ được ứng dụng phổ biến nhất làm tem bảo hành, tem niêm phong sản phẩm. Đây là một trong những loại tem không thể thiếu trong các mặt hàng điện tử, gia dụng ngày nay. Decal vỡ có những tác dụng như sau:
- Giúp bảo vệ sản phẩm không bị tháo dỡ và đánh tráo trước khi đến tay khách hàng
- Là dấu hiệu nhận biết sản phẩm có còn nguyên vẹn hay không
- Kết hợp tem chống hàng giả với tem bảo hành, nhằm nâng cao uy tín cho sản phẩm
- Là công cụ nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp
- Giúp khách hàng xác định được thời gian được bảo hành, từ đó có thể đem sản phẩm tới sửa chữa, đổi trả nếu bị lỗi, hỏng trong quá trình sử dụng.
Trên địa bàn Hà Nội hiện nay có rất nhiều các cơ sở in decal nói chung, và decal vỡ nói riêng. Tuy nhiên, không phải cơ sở nào cũng cung cấp chất lượng in decal vỡ tốt, cũng như giá thành hợp lý. Do đó, khi lựa chọn cơ sở in ấn, khách hàng nên tìm hiểu về thông tin cơ sở cũng như so sánh giá thành để tìm được cơ sở in decal vỡ tốt nhất.
Mời bạn tìm hiểu thêm:
Cập nhật lần cuối: 10/09/2021