Một số thuật ngữ dùng phổ biến trong ngành in

Một số thuật ngữ dùng phổ biến trong ngành in

Ngành in có nhiều thuật ngữ khó về màu sắc, loại mực in, loại máy in, cách in,… Hiểu rõ chúng sẽ giúp bạn giải quyết công việc nhanh chóng, có những bản in đẹp với màu sắc và chất lượng tốt nhất.

1. Một số thuật ngữ về màu sắc và mực in

Hệ màu sắc tiêu chuẩn – Pantone colour (Bảng màu Pantone)

Pantone colour có thể hiểu là bảng mã màu tiêu chuẩn được sử dụng phổ biến trên toàn thế giới. Hệ thống màu sắc này được thiết kế bởi tập đoàn đa quốc gia X-Rite – Pantone LLC – một cơ quan màu sắc nổi tiếng thế giới.

Ấn phẩm màu Pantone
Ấn phẩm màu Pantone

Xuất phát từ việc truyền tải màu sắc bằng tên gọi thường dẫn đến sự sai lệch màu sắc giữa bản in và ý tưởng ban đầu. Năm 1963, Lawrence Herbert, cha đẻ của Pantone đã hệ thống các màu sắc thành một bảng mã màu gọi là Pantone Matching System (PMS), theo đó mỗi màu sắc được biểu thị bằng một mã số riêng, tạo thành quy chuẩn chung. Từ đây, mọi người truyền đạt ý tưởng màu sắc bằng các con số cố định, không có sự sai lệch màu sắc xảy ra.

Các mã màu – CMYK và RGB

Các mã màu - CMYK và RGB
Các mã màu – CMYK và RGB
CMYK là viết tắt Tiếng Anh của C: Cyan (lục lam), M: Magenta (đỏ tươi), Y: Yellow (vàng), K: Key (đen). Đây là 4 màu cơ bản tạo thành dãy màu CMYK, đặc điểm của các màu này là sự loại trừ, khi bạn in đè chúng cùng một vị trí trên giấy màu trắng thì sẽ nhận được màu đen.
Các mã màu CMYK
Các mã màu CMYK

Khi kết hợp 4 màu sắc này với nhau sẽ tạo ra các màu sắc pha trộn khác nhau như cam (Yellow + Magenta), xanh lá (Cyan + Yellow),… Sử dụng màu CMYK sẽ cho màu sắc đẹp, có độ tương phản cao, đây cũng được xem là dãy màu có khả năng hấp thụ ánh sáng rất tốt.

RGB được viết tắt bởi 3 từ Red, Green, Blue, được biết đến là hệ thống màu cộng. Màu đỏ, xanh lá cây, và xanh lam được biết đến như ba màu gốc trong mô hình màu ánh sáng bổ sung, khi kết hợp 3 màu này lại với, sẽ ra được màu trắng gốc.

Các mã màu RGB
Các mã màu RGB

Như vậy, màu CMYK và RGB sẽ được sử dụng dựa trên các mục đích khác nhau. Với các thiết kế digital trên web, chỉ hiển thị dưới dạng digital, bạn cần chọn lựa màu RGB; nếu bạn sử dụng bản thiết kế để in ấn thì hãy sử dụng hệ màu CMYK.

Các loại mực in

Mực in là hỗn hợp được tạo nên từ chất liên kết, chất tạo màu, dung môi và các chất phụ gia dùng để điều chỉnh các tính chất khác nhau của mực như độ nhớt, độ dính, tốc độ khô hay độ pH.

Trong in ấn, không chỉ xuất hiện một loại mực in dạng lỏng thông thường mà còn sử dụng mực thể rắn, bột màu và thuốc nhuộm.

Mực in thể rắn (solid): là một viên gạch màu được sử dụng để in. Chúng được dùng bằng cách chà lên vật phẩm được in. Để in màu rực rỡ, mực solid có thể là lựa chọn tuyệt vời. Loại mực này thường được sử dụng trong máy in offset.

Mực in thể rắn
Mực in thể rắn

Mực in dạng bột: được làm từ một loại bột mịn. Bột màu tồn tại trong một thời gian dài mà vẫn duy trì được các thuộc tính của màu sắc. Bột màu có giá thành cao hơn một chút so với bột nhuộm. Loại mực này thường sử dụng cho máy in laser.

Bột màu
Bột màu

Mực in dạng lỏng: Đúng như tên gọi của nó, chúng là loại mực dạng lỏng được đựng trong các ống riêng biệt. Khi in, mực được bơm qua các vòi nhỏ bằng nhiều phương pháp khác nhau. Chúng cho bản in có màu sắc rực rỡ, sắc nét, thích hợp in ảnh và bản vẽ. Tuy nhiên, dễ bị lem, không bền màu, phai dần theo thời gian. Loại mực này thường được sử dụng trong máy in phun.

Mực in dạng lỏng
Mực in dạng lỏng

Thuốc nhuộm (mực Dye): là một loại chất lỏng, khi ngâm nó ngấm vào các sợi giấy để tạo màu. Nó có thể tạo ra màu sắc rực rỡ nhưng lại dễ bị ẩm hoặc nhòe và nó là loại mực bị phai nhanh nhất.

Thuốc nhuộm
Thuốc nhuộm

2. Một số thuật ngữ về giấy in

Tùy thuộc vào mục đích in, loại ấn phẩm cần in hay loại máy in mà sử dụng các loại giấy in phù hợp. Hiện nay, trong ngành in ấn sử dụng các loại giấy in khác nhau như giấy tráng phủ, giấy không tráng phủ, giấy bóng, giấy mờ, giấy nghệ thuật,…

Giấy không tráng phủ (uncoated papers): Là những loại giấy có bề mặt nhám, không láng bóng. Tuy nhiên tùy vào độ trắng khác nhau mà giấy không tráng phủ cũng cho chất lượng màu sắc hình ảnh cũng khác nhau. Thông thường khi in trên loại giấy này thì độ sắc nét của hình ảnh chỉ đạt mức trung bình khá. Một đặc điểm khác biệt cơ bản của loại giấy này so với giấy tráng phủ là có thể viết lên trên mặt giấy bằng những loại viết thông thường. Các loại giấy trong nhóm này được sử dụng phổ biến là: Giấy Ford, Giấy Kraft.

Giấy tráng phủ (coated papers): Đây là loại giấy được tráng phủ một lớp phụ gia (thường là cao lanh trộn với nhựa thông). Lớp tráng phủ này sẽ lấp đầy những lỗ trống trên bề mặt giấy. Nó làm cho giấy trở nên láng mịn hơn, cải thiện độ mờ đục và khả năng hấp thụ màu sắc. Điều này giúp cho việc tái tạo màu sắc được trung thực nên hình in rất đẹp. Giấy tráng phủ có thể được tráng 1 mặt và 2 mặt. Và loại giấy tráng phủ đặc trưng cũng rất quen thuộc trên thị trường: Giấy Briston, Ivory, Giấy Duplex, Giấy Decal, Giấy Cristal,…

Giấy mờ: Để sử dụng hàng ngày và thông thường, giấy in này hoạt động tốt với máy in phun. Bề mặt của nó là thấm và nhanh chóng khô cho mực.

Giấy bóng: Thường bị nhầm lẫn với giấy ảnh vì bề mặt bóng loáng của nó. Tốt cho sử dụng chung, tuy nhiên nó là dễ bị bẩn. Một giấy chất lượng cho ảnh nhưng phải mất một chút thời gian để làm khô mực khi in.

3. Một số thuật ngữ của máy in

DPI

DPI là viết tắt của cụm từ Dots Per Inch là đơn vị đo lường các điểm chấm trong ngành in ấn. Đây là đơn vị biểu thị lượng mực phun lên 1 inch bề mặt. Nếu máy in có chỉ số DPI càng lớn thì mực phủ càng nhiều.

Chỉ số DPI trong ngành in
Chỉ số DPI trong ngành in

Chỉ số DPI còn dùng trên thiết bị điện tử như máy tính, điện thoại,…Một đơn vị khác hay sử dụng cho màn hình là ppi. PPI là viết tắt của Pixels Per Inch, chỉ số điểm ảnh trên 1 inch vuông. Các thiết bị điện tử thường sử dụng ppi nhiều hơn DPI.

Chỉ số PPI, DPI trong ngành in
Chỉ số PPI, DPI trong ngành in

Các loại máy in hiện nay

Máy in laser

Máy in laser
Máy in laser

Đây là loại máy thông dụng nhất hiện nay. Máy hoạt động dựa trên nguyên tắc dùng tia laser để chiếu lên một trống từ, trống từ quay qua ống mực có tính chất từ để mực được hút vào trống và giấy được chuyển qua trống đưa mực được bám vào giấy và xuất ra ngoài.

Máy in laser có tốc độ in thường cao hơn các loại máy in khác, chi phí cho mỗi bản in thường tương đối thấp, có hai loại in đơn sắc và in đa sắc. Chính vì thế đây là loại máy khá thông dụng phục vụ việc in ấn tại gia đình hay văn phòng công ty

Máy in phun

Máy in phun màu
Máy in phun màu

Máy in phun là loại máy in hoạt động theo nguyên tắc phun mực vào giấy in, mực in được phun qua 1 lỗ nhỏ từng giọt với tốc độ cao (khoảng tầm 5000 lần/giây) giúp tạo ra các điểm mực đủ nhỏ cho bản in có chất lượng cao, chữ in rõ nét.

Hầu hết các mẫu máy in phun trên thị trường là dòng máy in phun màu có thêm tính năng in phun đen trắng. Để tạo màu cho bản in, máy cần ít nhất 3 loại mực khác nhau, các màu sắc được thể hiện bằng cách pha trộn 3 màu mực cơ bản với nhau.

Tốc độ in cao, chi phí cho mỗi bản in từ máy in phun cao nhất trong các loại máy in, bởi giá máy in thấp nhưng giá hộp mực cao, số lượng bản in trên bộ hộp thấp nên dẫn đến chi phí bản in cao hơn giá bản in từ các mẫu máy khác.

Mẫu máy này cũng rất được ưa chuộng sử dụng trong công ty, văn phòng làm việc, gia đình.

Máy in kim

Máy in kim
Máy in kim

Máy in kim sử dụng đầu kim để in, các kim được chấm qua một băng mực và chấm lên trên về mặt giấy để hiện thị thông tin cần in. Tuy nhiên, máy in kim chỉ có thể in thể loại chữ văn bản, không thể in tranh ảnh nên ngày nay chỉ còn xuất hiện trong các cửa hàng, siêu thị dùng để in hóa đơn như một thiết bị nhỏ gọn với chi phí bản in là rất thấp.

Phần lớn các máy in hiện nay đều sử dụng đầu in 9 kim được xếp thành 1 cột còn những máy in công suất lớn sử dụng đầu in 24 kim xếp thành 2 cột. Khoảng cách giữa các đầu in trong 1 cột là thông số kỹ thuật thể hiện cho độ phân giải của máy in kim.

Một số khái niệm cần biết khi sử dụng máy in

  • Bubble jet printer – Máy in phun bọt từ: Là một định nghĩa khác về máy in Phun mực (inkjet) của hãng Canon.
  • Network Printer – Máy in mạng: Là máy in được định nghĩa dùng chung cho nhiều người sử dụng mạng.
  • Print Server: Máy chủ/máy dịch vụ mạng
  • Printer memory – Bộ nhớ của máy in: Là bộ nhớ được thiết kế bên trong giúp máy in tái tạo các hình ảnh (image) cần in được truyền từ máy tính ra theo ngôn ngữ mô tả trang (page description language).
  • Ink Cartridge – Hộp mực: Thường được dùng để chỉ các hộp mực lỏng trong các máy in phun mực.
  • Toner Cartridge: Hộp mực máy in laser /máy in LED.
  • Ink Refill: Là việc tái nạp mực cho hộp mực rỗng (sau khi in hết mực).
  • PPM – Pages per minute: Đơn vị đo tốc độ in tính bằng Số trang/phút.
  • LPM – Lines per minute: Đơn vị đo tốc độ in tính bằng Số dòng / phút.
  • CPS – Characters per second: Đơn vị đo tốc độ in tính bằng Số ký tự /giây.

4. Các công nghệ in ấn

In offset

Công nghệ in offset
Công nghệ in offset

In offset là một kỹ thuật in ấn trong đó, các hình ảnh dính mực in được ép lên các tấm cao su (còn gọi là các tấm offset) trước rồi mới ép từ miếng cao su này lên giấy. Khi sử dụng với in thạch bản, kỹ thuật này tránh được việc làm nước bị dính lên giấy theo mực in. In offset thường dùng để in phiếu bảo hành, thiệp mời cưới, in sách, vỏ hộp bao bì sản phẩm…

In UV

Công nghệ in kỹ thuật số
Công nghệ in kỹ thuật số

Công nghệ in UV là kỹ thuật in kỹ thuật số, in phun mực trực tiếp lên bề mặt in, sau đó sử dụng tia UV – tia cực tím để sấy khô và xử lý màu sau khi in. Cụ thể, khi máy in phân bố màu lên bề mặt chất liệu (gọi là “chất nền”), tia UV cũng được chiếu lên ngay sau đó làm màu khô, bền ngay lập tức.

In lụa

Công nghệ in lụa
Công nghệ in lụa

Là một trong những công nghệ in ấn lâu đời. Sử dụng các bản in, khuôn in lưới có thể in trên hàng loạt các vật liệu và bề mặt in không hoàn toàn bằng phẳng. In lụa thường dùng để in ấn trên áo thun hoặc các bề mặt kính, gỗ…Phương pháp in lụa dựa theo nguyên lý chỉ một phần mực in thấm qua lưới, một số mắt lưới còn lại được bịt kín bằng hóa chất nên còn gọi là phương pháp in lưới.

In flexo (flexography)

Công nghệ in flexo (flexography)
Công nghệ in flexo (flexography)

In Flexo là phương pháp in trực tiếp do có bản in nổi, mực in được cấp cho khuôn in nhờ trục anilox. Trục anilox là một trục kim loại, bề mặt được khắc lõm nhiều ô nhỏ (cell). Trong quá trình in, trục được nhúng một phần trong máng mực, mực sẽ lọt vào các ô trên bề mặt trục, phần mực nằm trên bề mặt sẽ được dao gạt mực gạt đi. Sau đó khuôn in sẽ tiếp xúc với trục và nhận mực từ trong các cell trên bề mặt trục in.

In flexo thường được ứng dụng để:

In ống đồng

Công nghệ in ống đồng
Công nghệ in ống đồng

Những phần tử hình ảnh cần in được khắc lõm vào một trục in kim loại. Khi in mực in được dẫn lên khuôn in bít đầy bản khắc. Nhờ áp lực của máy hình ảnh, phẩn từ in sẽ được in lên bề mặt vật liệu.

In ống đồng thường được ứng dụng trong sản xuất số lượng lớn như in báo chí, bao bì, màng co nilon… Ngay cả in thủ công là in lụa vẫn có ưu thế riêng của nó như in với số lượng ít, chi phí thấp, và trên nhiều loại chất liệu và bề mặt khác nhau.

Nếu bạn quan tâm đến dịch vụ in decal tem nhãn của Sơn Nguyên, bạn có thể tìm hiểu chi tiết Tại đây.

Khi in bất kỳ một loại ấn phẩm nào, bạn đều cần để ý đến mục đích sử dụng bản in, loại bản in để quyết định màu sắc, loại màu in, loại giấy in và lựa chọn kỹ thuật in phù hợp. Từ đó, dự tính được thời gian và chi phí dành cho việc in ấn, đảm bảo hiệu quả và hiệu suất công việc.

Cập nhật lần cuối: 25/12/2020

5/5 - (1 bình chọn)